Cấp phép FLEGT: Những bài học từ Indonesia

15/05/2018 13:23
Cấp phép FLEGT: Những bài học từ Indonesia

Các nước xuất khẩu gỗ nhiệt đới đang đàm phán FLEGT/VPA với EU đã lấy thành công của Indonesia để có thể học hỏi kinh nghiệm. “Indonesia không nhìn nhận việc cấp phép FLEGT như một cái gì đó giữ cho riêng mình vì lợi ích độc quyền nó mang lại. Chúng tôi sẵn lòng và tích cực chia sẻ kinh nghiệm và chuyên môn của chúng tôi trong quá trình EU FLEGT VPA với các nước khác”, tiến sĩ Rizal Sukma, đại sứ Indonesia tại Anh cho biết. 

Ông đã phát biểu tại một sự kiện chào mừng sản phẩm gỗ đầu tiên của Indonesia nhập khẩu vào Anh được cấp phép theo sáng kiến của biện pháp Tăng cường thực thi lâm luật, Quản lý và Thương mại lâm sản (FLEGT), do đó việc thực hiện biện pháp này sẽ được miễn trách nhiệm giải trình theo quy chế gỗ của EU về chống gỗ bất hợp pháp. Vào tháng 1/2017, kể từ sau đó các nước cung cấp khác tham gia vào các giai đoạn khác nhau của quá trình đàm phán đã học theo phương pháp của Indonesia. Họ nói rằng họ đã được hưởng lợi từ những bài học mà Indonesia đã trải qua trong tiến trình thông qua sáng kiến đảm bảo tính hợp pháp của FLEGT.
Không ai nghi ngờ việc thực hiện VPA và xác minh tính hợp pháp của gỗ sẽ không có thách thức. Từ khi bắt đầu các cuộc đàm phán để được cấp phép FLEGT, Indonesia đã mất 9 năm. Nhưng là nước đi tiên phong, ngày càng có nhiều nước nhìn nhận VPA như phương thức mẫu có thể giúp họ thông qua quá trình một cách dễ dàng hơn và có thể nhanh hơn. 
Sự thành công của Indonesia cũng được coi là một động thái khích lệ tinh thần và khuyến khích các nước khác thực hiện tiến trình tham gia VPA. 
Vào tháng 9/2016, Guyana đã tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm FLEGT tại thị trấn George, với sự tham dự của cơ quan công quyền, tư nhân, các tổ chức phi chính phủ và các đại diện cộng đồng từ mười quốc gia tham gia VPA khác. Điều này diễn ra chỉ sau khi Indonesia và EU tuyên bố bắt đầu việc cấp giấy phép FLEGT và trợ lý Alhassan Attah của Guyana-EU FLEGT nói rằng ảnh hưởng của tuyên bố trên tại hội thảo là khá rõ ràng. 
Ông cho biết, Indonesia đã gửi tới hội thảo bài thuyết trình và thông tin về việc cấp giấy phép FLEGT của họ, đây là một trong những điểm nổi bật. Mặc dù phải mất thời gian để đạt được mục tiêu, nhưng họ đã chỉ ra rằng điều đó là có thể thực hiện được. Bằng cách chia sẻ kinh nghiệm của họ, cũng như của Ghana, nước cũng đang trong giai đoạn triển khai VPA, các nước có thể tránh được những sai lầm mà họ gặp phải và hy vọng thời gian đạt được sẽ ngắn hơn. 
Theo Giám đốc Cơ quan Đánh giá Gỗ thuộc Ủy ban Lâm nghiệp Chris Beeko, trong khi Ghana đang có những tiến bộ tốt đẹp trong việc cấp phép FLEGT, thì nước này vẫn có thể được hưởng lợi từ kinh nghiệm của Indonesia. 
Ông nói: “Chúng tôi đang xem xét các hoạt động giúp người dân Indonesia đạt được một số cột mốc quan trọng trong tiến trình này.” 
Tiến sĩ Tô Xuân Phúc, chuyên gia phân tích chính sách cao cấp của Forest Trends tại Việt Nam đã kết luận trong các cuộc đàm phán VPA với EU vào tháng 5, ông nhấn mạnh rằng Việt Nam chủ yếu là nước chế biến gỗ chứ không phải là một nhà sản xuất như Indonesia. 
Ông cho hay, chính phủ Việt Nam vẫn có thể học được những bài học kinh nghiệm quan trọng từ Indonesia về phạm vi Hiệp định VPA và cách thức thực hiện các biện pháp này phù hợp với tình hình thực tế. 
Ông Harrison Karnwea, Giám đốc điều hành Cơ quan Phát triển Lâm nghiệp Liberia cho biết đến tháng 3/2017, Liberia đã ký và phê chuẩn FLEGT VPA trước cả Indonesia, vì vậy nước này có lý do đặc biệt để nghiên cứu các chiến lược của nước đi sau và ‘cách thức nước đi sau nhận được cấp phép FLEGT đầu tiên’. 
Ông nói trong một cuộc phỏng vấn trước đó: “Chúng ta có thể học cách nhìn vào những khó khăn và thử thách mà chính Indonesia đã phải đối mặt và vượt qua chúng như thế nào”. “Trước đây, một số người đã hỏi liệu có thể có một quốc gia được cấp giấy phép FLEGT hay không. Bây giờ họ đã có câu trả lời. Sự thành công của Indonesia đã khơi dậy niềm tin rằng điều đó có thể đạt được và thực tế đã chứng minh như vậy. Điều đó mang lại cho chúng ta nguồn cảm hứng và hy vọng chúng ta có thể đạt được điều tương tự trong tương lai không xa”. 
Tiến sĩ Phúc cho biết, Việt Nam có thể học hỏi sự chuyên nghiệp trong tiến hành VPA của Indonesia theo hai cách cụ thể. 
“Cách thứ nhất là làm thế nào họ thiết lập được bên thứ ba xác minh và giám sát khuôn khổ VPA FLEGT của họ, bao gồm hệ thống đảm bảo gỗ SVLK của họ hợp pháp. Thứ hai là có được sự tham gia toàn diện của các tổ chức phi chính phủ địa phương vào các cuộc đàm phán FLEGT VPA. Không gian cho sự tham gia của họ vào việc hoạch định và thực hiện chính sách ở Việt Nam còn hạn chế, vì vậy chúng ta nên nghiên cứu kinh nghiệm của Indonesia”. 
Ông Attah cho biết Indonesia cũng đã chứng minh cam kết của các tổ chức xã hội dân sự, đặc biệt là các nhóm bản địa, “là rất quan trọng để thúc đẩy tính minh bạch trong việc thực hiện Hiệp định VPA và có được sự quản lý tốt về gỗ và lâm nghiệp, cũng như tiếp cận thị trường đối với hàng hoá được cấp phép”. 
“Từ kinh nghiệm của Indonesia, chúng ta có thể thấy chứng nhận riêng và FLEGT/VPA đang hỗ trợ lẫn nhau, song đồng thời, việc phát triển hệ thống đảm bảo hợp pháp gỗ cũng có thể tốn kém; Guyana ước tính sẽ tiêu tốn khoảng 10 triệu đô la Mỹ để được cấp phép FLEGT”. 
Các nước cung cấp cũng mong nhận được lợi ích thương mại từ việc đầu tư vào FLEGT/VPA và họ cảm thấy Indonesia cũng đang làm điều đó bằng cách tạo dựng hồ sơ và chỗ đứng cho các hàng hoá được cấp phép FLEGT ở các thị trường EU. 
Indonesia cũng đang giúp đỡ các quốc gia VPA khác bằng cách chào đón các bên liên quan thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu thực tế để xem xét trực tiếp các hệ thống và cơ chế cấp phép FLEGT của nước này. Trong số đó có tổ chức các nhóm từ Việt Nam, Myanmar, Thái Lan, Lào, và gần đây nhất là Ghana. 
Ông Tô Xuân Phúc cho biết, cho đến nay, tất cả các chuyến đi tìm hiểu đều được cộng đồng các nhà tài trợ hỗ trợ, chứ không phải là chính phủ tài trợ, nhưng các cơ quan chức năng Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ và ngành công nghiệp gỗ đã sang Indonesia một số lần để học hỏi từ kinh nghiệm của nước này. 

GỖ VIỆT số 99
MIKE JEFFREE