Gỗ sồi có thực sự thiếu hụt?

06/02/2017 10:01

Gỗ sồi (Quercus) là một trong các loài gỗ cứng được tìm thấy gần đây nhất trên thế giới, được sử dụng trong nội thất, ván sàn, đồ mộc nội thất, cũng như trong một số công trình bên ngoài. Gỗ sồi là loài gỗ nổi tiếng toàn cầu, không tuổi, phổ biến, bền vững. Nhưng trên tất cả, đây là loài gỗ có sẵn hay nó đang thiếu hụt?

SỰ THIẾU HỤT GỖ SỒI XẺ VÀ TĂNG GIÁ
Theo báo cáo, những tháng gần đây có sự thiếu hụt gỗ sồi xẻ và giá gỗ tăng không như hầu hết các loài gỗ cứng đang cạnh tranh khác. Vì vậy, sự hiểu biết về các lý do cho sự phổ biến của gỗ sồi là chìa khóa cho câu trả lời xung quanh cung cầu hiện tại. Như đã nêu ở trên, nhu cầu gỗ sồi mạnh thể hiện ở nhiều khía cạnh: Nó phù hợp với nhiều mục đích và là một loài gỗ quen thuộc với phía Bắc thế giới. Loài gỗ này mọc tự nhiên trong các khu rừng của Bắc Mỹ, châu Âu, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Một số người dân thích gỗ sồi vì họ biết loại gỗ này, tương tự như người dân Burma, Thái Lan và Ấn Độ biết đến gỗ teak. Ở nhiều nước, gỗ sồi được coi là một loài gỗ quý, và được dùng để xây dựng các trường đại học cổ kính Cambridge (Vương quốc Anh) và Trường Lâm nghiệp mới thành lập tại Đại học Yale Mỹ hay những ngôi đền cổ của Nhật Bản. Những nước khác chỉ đơn giản là thích nhìn ngắm loại gỗ này, như bản tính phổ biến của nó trong nội thất và đồ gỗ đương đại. Đối với sàn gỗ, gỗ sồi thống trị thị trường Mỹ, châu Âu và Trung Quốc trong sự kết hợp giữa yếu tố kỹ thuật và thẩm mỹ; loại gỗ này đa dạng màu sắc và nhiều vân gỗ, xuất phát từ nguồn gốc gỗ, loài gỗ này tạo ra nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng

TÍNH SẴN CÓ CỦA GỖ XẺ KHÔ
Về phía nguồn cung, có một sự chênh lệch cơ bản giữa rừng gỗ sồi đang phát triển (không thiếu hụt) và gỗ xẻ khô sẵn sàng sử dụng. Thứ nhất, khí hậu và các mùa ôn đới có thể ảnh hưởng đến việc khai thác. Thứ hai, gỗ sồi mất thời gian để cưa, sấy khô, chuẩn bị và vận chuyển; do đó gây ra sự chậm trễ giữa việc thu hoạch gỗ tròn và tiêu thụ gỗ xẻ. Gỗ được sấy khô trong lò có thể mất 6 tháng và trong một số trường hợp đặc biệt, nơi có khí hậu khô thì phải mất nhiều năm. Trong các khu rừng của Hoa Kỳ và Canada, gỗ sồi được quản lý bền vững bằng việc thu hoạch có chọn lọc và tái sinh tự nhiên. Ở các nước như Pháp, sồi được trồng nhiều thế hệ và ở những nơi khác có thể kết hợp của cả hai phương thức. Gỗ sồi là một trong những loài đa dạng nhất, được cho là có khoảng 600 loài, không phải tất cả các loài đáp ứng yêu cầu thương mại đều có sẵn. Ví dụ, có 16 loài mang tính thương mại là sồi đỏ và sồi trắng ở Bắc Mỹ và hai loài khác ở châu Âu. Sồi đỏ và sồi trắng Hoa Kỳ khác nhau về vân và màu sắc gỗ so với gỗ sồi châu Âu. Gỗ sồi Mông Cổ (Quercus Mông Cổ) chỉ có ý nghĩa thương mại ở vùng Viễn Đông Nga và Trung Quốc mặc dù bề ngoài nó có phần giống sồi trồng ở Hokkaido, miền bắc Nhật Bản. Thực tế Trung Quốc có khoảng 100 loài gỗ sồi, nhưng với khối lượng thấp và do đó không mang tính thương mại. Tình trạng thiếu nguyên liệu trong nước dẫn đến sự gia tăng lượng nhập khẩu qua 3.000 km đường biên giới với vùng Viễn Đông Nga. Có các loài sồi khác, chẳng hạn như: sồi nứa ở bán đảo Iberia và một số loài thay thế như sồi Tasmania (một loại bạch đàn). Phương pháp cưa và hệ thống phân hạng thường bị chi phối theo truyền thống khu vực khác nhau, điều này tạo ra sự lựa chọn kiểu mẫu vân trong gỗ xẻ.
VẬY ĐIỀU GÌ ĐÃ ĐỊNH HƯỚNG THỊ TRƯỜNG GỖ SỒI 2016?
Giống như tất cả các thị trường gỗ toàn cầu, có chu kỳ và thăng trầm trong sự cân bằng cung cầu. Vậy, điều gì đã định hướng thị trường gỗ sồi năm 2016, sự thiếu hụt cùng với giá cả tăng được báo cáo rộng rãi? Số báo phát hành ngày 21.10. 2016 trong Báo cáo thị trường gỗ cứng được phổ biến rộng rãi (Memphis, TN) cho thấy giá của Appalachian và KD miền Nam và sồi trắng xanh 4/4 FAS có mức giá cao hơn đáng kể so với đỉnh giá năm 2014 – 2015 và cao hơn mức giá tại thời điểm tháng 10/2013. Một số gỗ sồi trắng Nam Mỹ, giá gỗ đã tăng 22% kể từ tháng 1. Thông tin từ châu Âu khẳng định giá gỗ sồi châu Âu đã tăng mạnh và cổ phiếu đang ở mức thấp so với thị trường trước đó. Phiên đấu giá mùa thu tại Pháp đã đưa ra mức giá gỗ sồi tròn tăng khoảng 8% so với phiên đấu giá trước đó và được dự đoán sẽ tăng cao hơn. Giá các loài khác nhau nhưng có sự thống nhất chung là tăng khoảng 15% trung bình năm với chất lượng gỗ sồi cao hơn, kích cỡ và hạng gỗ tốt hơn 22%, hiện đã đạt đỉnh giá năm 2007 trước cuộc khủng hoảng sụp đổ năm 2008. Thư thương mại EUWID của đơn vị có thẩm quyền ở Đức đã thường xuyên nhận xét về giá gỗ sồi, thư gần đây đã nói rằng, "nhu cầu đối với gỗ xẻ cứng Hoa Kỳ đã phục hồi ở châu Á kể từ mùa Hè" và "việc cung cấp gỗ xẻ từ các nhà máy cưa Pháp giảm nhẹ trong những tháng tới”. Đầu tháng 10, thư đã đề cập, "sau tăng giá, việc kinh doanh sồi trắng tại châu Âu ngày càng bất ổn", điều này đã khiến tỉ giá hối đoái biến động. Trong phân tích cuối cùng, động lực quan trọng nhất với tất cả điều này là nhu cầu chất lượng gỗ sồi ngày càng cao (phân hạng FAS) tại tất cả các khu vực thị trường Mỹ, châu Á và châu Âu.
Mặc dù câu trả lời đơn giản có thể chỉ là sự mất cân bằng tạm thời giữa cung và cầu, xảy ra tại bất kỳ năm nào. Các ý kiến khác cho rằng sự thiếu đầu tư vào xưởng cưa, kể từ các cuộc khủng hoảng tài chính và khủng hoảng khác, đã tác động tới ngành gỗ về năng lực sáng tạo mới cần thiết, mặc dù không phải tất cả đều hoàn toàn đồng ý.
Trong khi các thị trường, dựa trên việc cải thiện từng bước thị trường bất động sản, đã thận trọng làm tăng nhu cầu sàn gỗ, đồ nội thất và cửa ra vào - tất cả nhu cầu sồi cần thiết; nhưng niềm tin của các ngân hàng đối với ngành lâm nghiệp còn thấp và hiện không phù hợp với nhu cầu tăng trưởng. Một trong các yếu tố bền vững của gỗ sồi là việc đáp ứng các chu kỳ thời trang mà các loài gỗ cứng khác không có được. Xu hướng thời trang trước đây thích các loài gỗ sáng màu, còn xu hướng hiện nay ưa chuộng sồi sẫm màu. 
CÁC ĐỀ XUẤT KHÁC
Đã có rất nhiều mục đích sử dụng gỗ sồi khác nhau, một số thì hợp lý và số khác mang tính mở rộng mục đích sử dụng. Ví dụ, việc tiêu thụ rượu whisky và rượu vang ở Trung Quốc rất mạnh, đã tạo ra nhu cầu mạnh mẽ về thùng rượu tại Mỹ và châu Âu, điều này đòi hỏi gỗ sồi châu Âu hoặc sồi trắng Mỹ với chất lượng cao. Ở Mỹ, sồi đỏ là loại gỗ cứng dùng cho nội thất truyền thống, từ khi những người định cư châu Âu đến, thị trường Mỹ đã khá bất ngờ, thích thú với sồi trắng, đặc biệt dùng cho sàn, cạnh tranh với hàng xuất khẩu sang châu Âu, Trung Quốc và Việt Nam – hiện giờ, Mỹ là thị trường lớn thứ hai toàn cầu cung cấp sồi trắng. Hiện nay, có một sự gia tăng sử dụng sồi trong đường ray tàu (gắn với đường sắt) và trong các lớp lót đường bắn đá lấy dầu, việc làm này đã thu được khối lượng lớn hơn tại Mỹ. Vấn đề khác tập trung vào dòng gỗ sồi Nga cung cấp sang Trung Quốc, mà hiện giờ các vấn đề môi trường bền vững và tính pháp lý có thể là thách thức, đặc biệt nơi chế biến nhằm cung cấp cho thị trường châu Âu, nơi chi phối bởi các quy định gỗ EU (EUTR). Kết quả có thể là xu hướng giảm gỗ sồi tròn Nga sang Trung Quốc, nơi cũng có các vấn đề về tính bền vững. Năm 2005, một báo cáo cho thấy, đã có bằng chứng cho việc cung cấp bền vững, lâu dài gỗ sồi tại Nga, đã bị các hoạt động thu hoạch không được kiểm soát hủy hoại, đặc biệt cung cấp thị trường tại Trung Quốc. Trở lại nguồn sồi toàn cầu, những gì chúng ta biết về lưu trữ tăng trưởng và tính bền vững của nó? Chắc chắn Trung Quốc không có đủ nguồn tài nguyên sồi và sẽ cần phải nhập khẩu, miễn là các loài vẫn còn phổ biến. Lượng nguyên liệu có sẵn từ Nga là không xác định và không chắc chắn vì những lý do nhất định. Các nguồn tài nguyên gỗ sồi châu Âu rất lớn, đặc biệt tại các khu rừng Đông Âu, nhưng châu Âu chính là nơi có khả năng tiêu thụ lớn với nhiều nhà sản xuất riêng trong nước như các triển lãm thương mại gần đây đã chứng minh.
33% GỖ CỨNG HOA KÌ LÀ SỒI
Gỗ sồi tập khung ở vùng Bắc Mỹ. Theo dữ liệu mới nhất (năm 2014) từ Cục Kiểm lâm Hoa Kỳ khoảng 33% gỗ cứng Hoa Kỳ là gỗ sồi. Ví dụ ở Pennsylvania, một trong các bang sản xuất gỗ cứng xẻ nhiều nhất có mức tăng trưởng gỗ sồi năm 2014 là 20.165.000 m3 so với lượng thu hoạch chỉ 8.189.000 m3. Dữ liệu còn cho thấy 37 bang miền Đông đang phát triển gỗ cứng, lượng tăng trưởng vượt thu hoạch hàng năm. Các dự kiến của Cục Kiểm lâm Hoa Kỳ chỉ ra rằng mức tăng 15% - 20% gỗ cứng trong nước đang phát triển, hàng tồn kho qua năm 2030 và dự báo tăng trưởng gỗ cứng và phân bố toàn quốc cho thấy sẽ tiếp tục tăng trưởng vượt sự phân bố qua năm 2050 và các năm sau đó. Bảng dưới đây cho thấy, nguồn tài nguyên gỗ sồi Hoa Kỳ đang cung cấp có tính bền vững lâu dài và, trong khi không phải tất cả các nguồn tài nguyên sồi Hoa Kỳ đều có thể kinh doanh, có đủ điều kiện để đáp ứng nhu cầu nhà máy cưa hiện nay. Trong thực tế, một vài năm trước Ban phụ trách mặt hàng gỗ thuộc Ủy ban kinh tế Liên hợp quốc/châu Âu (UN/ ECE) tại Geneva đã lo ngại nguồn gỗ cứng Hoa Kỳ được sử dụng không đúng mức một cách trầm trọng.
* SỰ KHÁC BIỆT DO LÀM TRÒN SỐ 37% QUỐC GIA RIÊNG LẺ
Tổng kết về các thị trường gỗ sồi quốc tế cho thấy việc chế biến gỗ sồi công nghiệp là nút thắt gây ra sự thiếu hụt gỗ hiện nay và sự tăng giá gỗ xẻ sấy khô phục vụ kinh doanh, bị ảnh hưởng bởi sự thiếu đầu tư vào xưởng cưa. Về tổng thể hiện nay, không thiếu cây gỗ sồi đang phát triển, mặc dù nguồn tài nguyên toàn cầu phân bố không đều, nhưng Hoa Kỳ vẫn cho thấy là nước có tiềm năng cung ứng dài hạn lớn nhất.
Bài viết lần đầu tiên được công bố tại Panels & Nội thất châu Á.
GỖ VIỆT số 86
MICHAEL BUCKLEY