Nhật Bản Ban hành luật về gỗ hợp pháp

27/04/2017 09:53
Nhật Bản Ban hành luật về gỗ hợp pháp

Luật về gỗ hợp pháp của Nhật Bản sẽ có hiệu lực kể từ ngày 20/5/2017. Đây là một trong những văn bản luật quan trọng để các doanh nghiệp kinh doanh gỗ Nhật Bản, hoặc các nhà xuất khẩu nước ngoài hướng đến việc cung cấp nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp. Dưới đây là một số giải đáp về luật này.

 

Có hình phạt nào khi vi phạm luật không?
Vì luật về gỗ hợp pháp là luật khuyến khích nên không có hình phạt pháp lý. Nếu một người giải quyết các sản phẩm gỗ mà nghi ngờ bất hợp pháp và sau đó người đó chứng minh là gỗ khai thác trái phép thì cũng sẽ không có bất kỳ hình phạt nào. Tuy nhiên, nếu một người biết gỗ đang được thu hoạch bất hợp pháp, có khả năng kiểm tra, có lời khuyên kèm theo. Nếu một người có hành vi trái pháp luật, việc đăng ký sẽ bị hủy bỏ và tên người vi phạm sẽ được công khai.
Luật quy định cụ thể ‘gỗ’ gì?
Có nhiều loại sản phẩm từ gỗ tròn, gỗ xẻ, ván ép, vật liệu xây dựng, đồ gỗ và giấy. Trong đó, sẽ có một tiêu chuẩn nhất định bao nhiêu gỗ được sử dụng chế biến đồ nội thất. Nếu sử dụng gỗ ít hơn tiêu chuẩn thì nó không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật. Nếu các sản phẩm chủ yếu được làm từ gỗ tái chế như mDF, OSB và ván dăm, thì các sản phẩm này cũng không thuộc phạm vi điều chỉnh. các sản phẩm như bê tông hình thành panel, giàn giáo và cọc ván, chỉ được sử dụng tại các điểm xây dựng không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật, nhưng các nguyên liệu thô hình thành lên các sản phẩm như gỗ dán và gỗ xẻ thì cần phải chứng minh tính hợp pháp.
“Xác nhận về tính hợp pháp” nghĩa là gì?
Các phương pháp chứng minh tính hợp pháp hiện nay là các chứng chỉ rừng như FSc, PEFc và SGEc, chứng nhận theo nhóm công nghiệp và hệ thống chứng nhận cá nhân như các công ty sản xuất giấy lớn sau đó có chứng nhận sản phẩm địa phương theo quận. Bản thân chứng chỉ rừng là đủ. các yếu tố được đề cập trong tuyên bố giao chứng nhận của nhóm có thể bị thay đổi hoặc việc đăng ký thu hoạch có thể được yêu cầu đính kèm. Đối với sản phẩm gỗ nhập khẩu, cần có tuyên bố xác minh sản phẩm phù hợp với hệ thống pháp luật của nước sản xuất. Nếu không có giấy chứng nhận đó thì có thể sử dụng chứng nhận thứ cấp như luật gỗ của liên minh châu âu hoặc Đạo luật lacey của Hoa Kỳ.
Nếu không chứng minh được tính pháp lý của sản phẩm gỗ, thì sẽ xử lý sản phẩm bị cấm như thế nào?
Ngay cả với sự nỗ lực không ngừng mà vẫn không chứng minh được tính hợp pháp, sản phẩm đó có thể bị xử lý riêng, tách biệt với các sản phẩm đã được chứng minh hợp pháp. mục đích của luật này là phải tiếp tục từng bước giảm thiểu các sản phẩm bất hợp pháp.
Sự khác nhau giữa doanh nghiệp được chứng nhận bởi chứng nhận nhóm với doanh nghiệp đã đăng ký theo luật về gỗ hợp pháp là gì?
Chứng nhận nhóm là một phương tiện để xác nhận tính hợp pháp và doanh nghiệp đã đăng ký được quyền sử dụng phương pháp này. các phương tiện xác nhận tính hợp pháp rất khác nhau như chứng nhận của quận. các doanh nghiệp đã đăng ký xác nhận tính pháp lý thông qua chứng chỉ rừng và chứng nhận nhóm tuyên bố sẽ chủ động xử lý các sản phẩm đó. một khi trở thành doanh nghiệp đã được đăng ký, điều đó không có nghĩa là một tổ chức huỷ chứng nhận nhóm vì việc đăng ký không có nghĩa là có phương tiện chứng minh tính hợp pháp.
Các doanh nghiệp liên quan đến gỗ là ai?
Có hai nhóm. Nhóm thứ nhất là các doanh nghiệp nhận gỗ ban đầu như các đơn vị nhập khẩu gỗ tròn hoặc gỗ xẻ từ các nhà cung cấp nước ngoài và các thị trường đấu giá gỗ tròn nhận gỗ trực tiếp từ những người khai thác gỗ. Nhóm thứ hai, nhận gỗ từ nhóm thứ nhất như các đơn vị chế biến gỗ, nhà phân phối gỗ và người sử dụng gỗ cùng như thợ xây nhà. các nhà máy xay xát, nhà máy gỗ dán và nhà máy xẻ gỗ nhận gỗ trực tiếp từ các nhà cung cấp gỗ, được phân loại là nhóm đầu tiên, nhưng nếu gỗ được cung cấp qua thị trường đấu giá thì đây là nhóm thứ hai. các chủ gỗ, nhà cung cấp gỗ, các nhà cung cấp sản phẩm gỗ ở nước ngoài, các cửa hàng DIY và các nhà bán lẻ không phải là chủ thể của luật. 

GỖ VIỆT số 88