Phát triển ngành gỗ: Tạo quỹ đất để trồng rừng

28/06/2018 11:49
Phát triển ngành gỗ: Tạo quỹ đất để  trồng rừng

Ngành gỗ là ngành đang tiếp đà phát triển đều đặn, và xu hướng sử dụng gỗ sẽ còn chi phối thị hiếu người tiêu dùng thế giới trong nhiều năm nữa. Vì vậy, ngành gỗ Việt Nam phải chuẩn bị tâm lý cho việc tăng tốc mạnh mẽ trong thời gian tới. 

Trong đó, giải bài toán nguyên liệu vẫn là chủ đề lớn trong khoảng thời gian này. Xu thế phát triển của bất cứ một ngành công nghiệp nào sẽ đi theo xu thế là phát triển ban đầu dựa trên các lợi thế cạnh tranh về nguồn nguyên liệu và lao động dồi dào, các cơ chế hỗ trợ trực tiếp của nhà nước (ví dụ trợ giá, hạn chế tăng lương tối thiểu). Tuy nhiên, sau một quá trình phát triển, các yếu tố được coi là ‘lợi thế’ này sẽ mất đi, thay vào đó là các ‘lợi thế’ được gọi là yếu tố ‘tiên tiến’, bao gồm lao động tay nghề cao, sản phẩm có kiểu dáng mẫu mã độc đáo. Sự thay đổi này làm cho năng suất của ngành tăng cao. Nếu tới năm 2025 nếu các doanh nghiệp không tính toán sớm về đầu tư phát triển vùng nguyên liệu chính cho Việt Nam, chứ không chỉ đơn thuần là chỉ là vùng nguyên liệu của mình do nhà nước giao, mà phải tạo ra sự thay đổi về cách canh tác đối với người dân để tạo ra nguồn sản phẩm cao hơn thì khi đó mới đáp ứng được nguồn nguyên liệu cho sản xuất chế biến gỗ. Ngành gỗ nếu làm tốt, với khí hậu vùng nhiệt đới và có truyền thống từ xưa là tiêu thủ công nghiệp và nay chuyển sang công nghiệp với thị trường đồ gỗ rất lớn. Theo các chuyên gia, Trung Quốc có xu hướng dùng nhiều viên nén nguyên liệu thay thế cho nguyên liệu hóa thách và dầu mỏ với mức thay thế là 30%. Nguyên liệu sạch là từ lâm nghiệp mà ra, ngoài ra còn có rơm, rạ nhưng  chiếm tỉ lệ lớn vẫn là cây lâm nghiệp. 


Trước đây  ngành gỗ lãng phí rất nhiều nguyên liệu từ cây lâm nghiệp như cành, gốc, vỏ và các mảnh gỗ vụn đốt đi để làm thực bì, nhưng nay nó đã được tận dụng hết và là nguồn nguyên liệu. Muốn tận dụng được việc này doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo, và khi đó giá trị của cây lâm sản sẽ tăng cao, giá trị cây lâm sản trên một ha tăng cao, thì hiệu quả đầu tư trồng rừng của người dân sẽ được hưởng, khi người dân được hưởng thì giá nguyên liệu chính cũng giảm đi. Với đặc thù địa lý, diện tích đất lâm nghiệp của nước ta rất lớn, nếu không tận thu, tận dụng quỹ đất lâm nghiệp để phát triển lâm nghiệp thì đó là sự lãng phí lớn. Quỹ đất này đến từ các hộ trồng rừng, ở đây, vai trò của chính quyền địa phương rất lớn trong việc thống kê diện tích hiện có còn trống để có được nguồn đất trống có khoảng bao nhiêu để có kế hoạch đâu tư và phát triền các quỹ đất còn trồng đó. 


Để thống kê và làm được việc này đó là thành công với ngành gỗ Việt Nam. Khi có có số liệu mới kêu gọi đầu tư, nếu có quỹ đất để trồng rừng có số liệu thống kê từ xã cho tới huyện, tỉnh, thì việc kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào sẽ lớn hơn, nhưng hiện nay chưa có tỉnh nào làm được việc này. Hiện nay có nhiều doanh nghiệp tham gia và đầu tư trồng rừng, nhưng đang vướng rất nhiều cơ chế chính sách. Ví dụ khi đầu tư 1000 ha rừng, trong 5 năm sẽ khoảng 32 tr/1ha, khi đó DN phải có khoảng 32 tỉ cho 1 chu kỳ 5 năm. Đối với khoản vốn dưới 50 tỉ trở lại có rất nhiều doanh nghiệp làm được, nhưng hiện giờ cơ chế chính sách chưa thể lấy được quĩ đất cho doanh nghiệp đầu tư.


Do vậy để trồng rừng nhiều doanh nghiệp đã phải đề nghị các tỉnh giao đất để trồng mô hình trước, liên kết với dân để họ trồng với điều kiện tỉnh là người tham gia giám sát cùng và không để sản phẩm này lọt ra ngoài. Thực hiện việc liên kết này phải được cam kết bằng hợp đồng giữa người dân và công ty. chính quyền là người đứng ra cam kết và xác nhận của địa phương, đất không thuộc diện tranh chấp. Hợp đồng ký theo chu kỳ trồng rừng, dưới sự cam kết của chính quyền, bằng cách đưa và nghị quyết của tỉnh. Nếu việc cam kết và xác nhận này được đưa vào nghị quyết cam kết của chính phủ thì mô hình này sẽ lan rộng và sẽ không còn đất trống nữa. 


Vì vậy, để giải quyết vấn đề này, các tỉnh cần có thống kê và quy hoạch lại, đất nào nên chuyển đổi, đất nào nên cải tạo. Sau khi có quỹ đất mới kêu gọi đầu tư. Trách nhiệm của lãnh đạo địa phương chính là thu hút bằng quỹ đất đang có, định hướng phát triển theo quỹ đất đang có. Khi có quỹ đất rồi thì sẽ tạo ra đươc vùng nguyên liệu để phát triển và đảm bảo ngành phát triển ổn định bền vững.  các hiệp hội phải nỗ lực để thực hiện phát triển bền vững, và có chiến lược để khuyến khích và kết nối các hộ cá thể các doanh nghiệp nhỏ thành chuỗi liên kết. Vai trò của hiệp hội rất lớn khi tạo ra sản phẩm xuất khẩu và đưa ra định hướng cho các doanh nghiệp phát triền theo hướng nào. 


GỖ VIỆT số 101
CẨM LÊ