Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đối thoại với Doanh nghiệp: Đẩy mạnh tinh thần khởi nghiệp, xây dựng văn hóa doanh nhân

25/05/2016 04:32
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đối thoại với Doanh nghiệp: Đẩy mạnh tinh thần khởi nghiệp, xây dựng văn hóa doanh nhân

Theo Thủ tướng, tinh thần doanh nhân của nước ta luôn hừng hực từ trước đến nay. Việt Nam đã chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang một nền kinh tế thị trường là bước tiến lớn. Tuy nhiên, khi bước vào một giai đoạn mới, chúng ta phải thừa nhận rằng môi trường đầu tư của Việt Nam vẫn chưa thuận lợi cho doanh nghiệp. Các nghị định, thông tư ban hành còn quá chậm, gây cản trở khó khăn cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, sức cạnh tranh của doanh nghiệp giảm do cơ chế chính sách, chi phí thủ tục tăng. Chúng ta đạt 93% doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá, nhưng vốn hoá ra thị trường lại chưa tới 10% là quá thấp. Hiện nay, tình trạng liên kết chưa nam anh Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đối thoại với Doanh nghiệp: cao, phí chồng phí, cán bộ đảng viên ở nhiều cấp, ngành còn gây cản trở phiền hà cho doanh nghiệp.
 Trong hai năm qua, dù Nghị quyết đi vào triển khai nhưng nhiều bộ ngành, các cấp chính quyền vẫn chưa hiểu rõ tinh thần nghị quyết. Bên cạnh đó, kinh tế thị trường chưa thực sự đồng bộ, còn chồng chéo khiến môi trường kinh doanh méo mó, chưa thuận lợi nhất để phát triển kinh tế.
 Còn bản thân doanh nghiệp phải làm gì? Đó là cần phải xây dựng văn hoá doanh nhân, tăng cao năng lực, tức là bản thân doanh nghiệp trước hết cần phải tự cứu mình.
 Doanh nghiệp được thực hiện kinh doanh tất cả các loại hình mà luật không cấm. Các cơ quan tuyệt đối không được thực hiện theo kiểu "sáng nắng chiều mưa" mà phải nhất quán.
 Song song đó, khi đưa ra một chính sách mới thì phải rõ ràng, không được theo kiểu hiểu sao cũng được... Muốn làm được những điều này, cần phải đẩy mạnh tinh thần khởi nghiệp. Việt Nam coi FDI là doanh nghiệp đồng hành để hỗ trợ nhau cùng phát triển. Không thanh tra chồng chéo, đặc biệt thanh tra, kiểm toán thuế phải minh bạch. Cuối cùng, Thủ tướng cho rằng, tiếp cận vốn tín dụng, thuế và hải quan, cùng một số vấn đề khác sẽ được tổng hợp phân loại ra.
 Trong khi đó, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI cho biết, gần đây số lượng doanh nghiệp ngưng hoạt động gia tăng. Quý I có gần 80.000 doanh nghiệp ngưng hoạt động. 42% doanh nghiệp hoạt động có lãi, còn 58% là thua lỗ, đây là điều không bình thường, cho thấy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp chưa cao.
 Việt Nam hiện đang hướng đến có hơn 2 triệu doanh nghiệp hoạt động đến năm 2020. Do đó, đề nghị rà soát ngay và quyết định loại bỏ những quy định rườm rà, lỗi thời. Nếu chúng ta nhận thức chậm trễ ngày nào là kìm hãm quyền tự do kinh doanh ngày đó.
 Ông Lộc cũng cho rằng, hiện nay các doanh nghiệp vay ngân hang với lãi suất 8% trong khi lạm phát chỉ hơn 1%, cho thấy các doanh nghiệp đang phải gánh mức lãi suất thực rất cao và bất hợp lý. Chính phủ phải cố gắng giảm 1-2% trong thời gian tới để hỗ trợ doanh nghiệp.
 Tiếp theo, Chính phủ cần đẩy mạnh giảm thuế và phí, miễn thuế môn bài cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ để bớt khó khăn cho họ hoạt động. Bởi vậy, thời gian tới Chính phủ cần giảm thu để nuôi dưỡng nguồn thu sau này.
 Tóm lại, việc giảm thuế, phí và các khoản chi phí đầu vào là cực kỳ quan trọng để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn và tăng năng lực hội nhập. Nếu có chiến lược và chính sách hợp lý thì Việt Nam sẽ có 1,5-2 triệu doanh nghiệp trước năm 2020.
 Ông Lộc cũng đề nghị một cuộc đối thoại thường xuyên hơn để cho thấy Chính phủ luôn đồng hành với doanh nghiệp trong tiến trình phát triển.
GỖ VIỆT số 78
NAM ANH