TIN TỔNG HỢP GỖ VIỆT SỐ 96

27/12/2017 09:26
TIN TỔNG HỢP GỖ VIỆT SỐ 96

NGHÀNH GỖ VIỆT NAM: ĐƠN HÀNG TĂNG, ĐẢM BẢO PHÁT TRIỂN
GHANA: CÁC NHÀ ĐÀU TƯ LÊN KẾ HOẠCH TRỒNG RỪNG TẠO CÁC VÙNG ĐẤT TRỒNG
NAM PHI: CÁC NHÀ MÁY TRONG NƯỚC ĐỐI MẶT VỚI CHI PHÍ TĂNG TRONG NĂM MỚI
PERU: ĐỐI THOẠI PHÁT TRIỂN CẤP CAO TRONG LÂM NGHIỆP
BRAZIL: XUẤT KHẨU PANEL TĂNG CAO

NGHÀNH GỖ VIỆT NAM: ĐƠN HÀNG TĂNG, ĐẢM BẢO PHÁT TRIỂN
Ngành chế biến gỗ năm vừa qua đã thành công mạnh mẽ. Việt Nam hy vọng sẽ đạt giá trị xuất khẩu đồ gỗ là 8 tỉ USD vào năm 2018. 
Trở lại hội nghị aFIC (Hội đồng Công nghiệp Nội thất aSeaN) tổ chức tại Thượng Hải hồi tháng 8, ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Hawa (Hiệp hội thủ công mỹ nghệ và công nghiệp gỗ TPHCm) đã đưa ra thông tin đáng chú ý này.

Tại hội nghị, các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc cho biết trong vài năm tới 80% sản lượng chế biến gỗ chủ yếu sẽ phục vụ thị trường trong nước. Điều này đồng nghĩa với việc các nước khác sẽ có cơ hội nhận được đơn đặt hàng từ các nhà nhập khẩu thay vì Trung Quốc đáp ứng nhu cầu trên thị trường thế giới.
Việt Nam, nước xuất khẩu đồ gỗ lớn thứ hai ở châu Á và nhà sản xuất đồ gỗ lớn nhất ở Đông Nam Á, rất có thể sẽ nhận được nhiều đơn đặt hàng.
Theo Vifores, trong 9 tháng đầu năm 2017, Việt Nam đã xuất khẩu được 5,5 tỉ USD đồ gỗ, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm ngoái, cho nên mục tiêu 7 tỉ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm nay có thể đạt được. 

Ông Nguyễn Chánh Phương, Giám đốc Công ty Danh mộc (Carpenter) cho biết bắt đầu từ năm ngoái đã có việc chuyển các đơn đặt hàng sang Việt Nam. Ngay cả các nhà sản xuất Trung Quốc cũng đã chuyển các nhà máy của họ sang Việt Nam đón đầu TPP (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương) và eVFTa (Hiệp định Thương mại Tự do eU-Việt Nam). Ông Phương nói: “Đây là một cơ hội tuyệt vời cho Việt Nam trong ít nhất 5 năm tới”.
Bên cạnh đơn hàng từ các thị trường lớn của mỹ và Châu Âu, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã nhận được đơn đặt hàng từ Trung Đông và australia, những khách hàng trung thành của các nhà sản xuất Trung Quốc. 
Ông Phương tin rằng Trung Quốc có nhiều lý do để tập trung vào thị trường nội địa. Nền kinh tế nước này đang phát triển, thu nhập bình quân đầu người đã tăng lên và nhu cầu đồ gỗ cũng tăng theo.
Tổng nhu cầu trên thế giới một năm là 450 tỉ đô la. Trung Quốc, với 1,4 tỉ người, là một thị trường rộng lớn. Tuy nhiên, ông Phương tin rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục xuất khẩu các sản phẩm vì lợi nhuận cao mà hoạt động này đem lại.
Ông cho biết có thể nhận thấy tương lai tươi sáng đối với ngành gỗ Việt Nam. Việt Nam xuất khẩu 7 tỉ USD trong tổng kim ngạch xuất khẩu 150 tỉ USD của ngành công nghiệp này trên thế giới, đồng nghĩa với việc thị trường ngành gỗ vẫn còn lớn. 
Các doanh nghiệp Hàn Quốc, Đan mạch và Thụy Điển đã chọn Việt Nam để thành lập nhà máy, điều này sẽ có tác động tích cực đến thương hiệu của Việt Nam trong thời gian tới. 
GHANA: CÁC NHÀ ĐÀU TƯ LÊN KẾ HOẠCH TRỒNG RỪNG TẠO CÁC VÙNG ĐẤT TRỒNG
Giám đốc điều hành của Ủy ban lâm sản Ghana, ông Kwadwo owusu afriyi vừa cho biết, ủy ban này đang có những kế hoạch tái tạo những vùng đất tự nhiên trong quá trình phát triển ngành gỗ của đất nước. Trước tiên, kế hoạch này sẽ nỗ lực cứu những phần rừng có nguy cơ bị xóa sổ ở Ghana, tạo ra việc làm và tìm kiếm lợi nhuận cho chính phủ. mặt khác, kế hoạch này sẽ mở rộng những vùng đất nhà nước quản lý và vùng đất có tư nhân tham gia quản lý để trồng rừng, tìm kiếm lại lợi nhuận cho cả hai bên. Ủy ban lâm sản đã làm việc với các nhà đầu tư về các vấn đề trồng rừng, cải tạo đất, khai thác lâm sản tại các vùng họ tham gia cải tạo đất lâm nghiệp, đất hoang hóa. 

Ông Kwadwo owusu afriyi cũng cho biết, chính phủ Ghana đang muốn thu hút các nhà đầu tư trong nước hợp tác kinh doanh, nhưng đó sẽ phải có tầm nhìn dài hạn, cũng như giải quyết được các thách thức.  
NAM PHI: CÁC NHÀ MÁY TRONG NƯỚC ĐỐI MẶT VỚI CHI PHÍ TĂNG TRONG NĂM MỚI
Các chuyên gia ngành gỗ Nam Phi vừa đưa ra dự đoán về thị trường và phát triển ngành gỗ nước này trong năm 2018 với rất ít lí do để lạc quan. Theo đó, một trong những khó khăn là ngành xây dựng khá trầm lắng, trong khi những hợp đồng xây dựng lớn đã kết thúc ngay trong tháng này. Thị trường bất động sản cũng tăng yếu, các kế hoạch xây dựng của Nam Phi không có nhiều trong năm tới.

Mặt khác, thị trường gỗ nguyên liệu có khả năng tăng nhưng khá bất thường và sẽ không tác động nhiều đến sự phát triển của ngành gỗ trong năm 2018. Toàn cảnh ngành gỗ Nam Phi trong năm 2018 có thể dự đoán được rằng, một số loại gỗ nguyên liệu sẽ tăng giá, khi các nhà máy chịu sức ép về chi phí sản xuất như giá điện tăng, giá nước tăng.
PERU: ĐỐI THOẠI PHÁT TRIỂN CẤP CAO TRONG LÂM NGHIỆP
Hiệp hội các nhà xuất khẩu Peru (aDeX) mới đây đã tổ chức cuộc đối thoại cấp cao để tìm kiếm nhận dạng và các hoạt động xúc tiến thương mại cho hệ thống quảy lý rừng bền vững, tìm kiếm hiệu quả để mở hướng phát triển cho lâm nghiệp cũng như tham gia vào chuỗi các sản phẩm lâm sản. Đại diện của dịch vụ tự nhiên và rừng quốc gia Peru, đại diện của Sở nguồn lực tự nhiên, các chính quyền địa phương, bộ sản lượng, và Liên đoàn rừng quốc gia đều có mặt trong buổi đối thoại này và bàn thảo những vấn đề chi tiết cho sự phát triển của lâm nghiệp Peru. 
BRAZIL: XUẤT KHẨU PANEL TĂNG CAO
Theo Hiệp hội công nghiệp rừng Brazil IBa, trong 9 tháng đầu năm 2017, giá panel xuất khẩu của Brazil đạt giá trị 212 triệu USD, tăng 20% so với cùng kì năm ngoái. Trong khi đó, giá gỗ panel nhập khẩu ổn định ở giá trị 3 triệu USD. Các nước khu vực mỹ La tinh vẫn là thị trường xuất khẩu panel chính của Brazil với giá trị xuất khẩu vào thị trường này là hơn 110 triệu USD, tăng 17% so với năm trước.
Còn các nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng có bước phát triển nhảy vọt tới 70% so với cùng kì và giá trị xuất khẩu đạt mức 20 triệu USD. Nhưng thật ngạc nhiên là xuất khẩu vào thị trường châu Âu lại giảm mạnh tới 50% và chỉ đạt 3 triệu USD giá trị xuất khẩu.