TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG 10 THÁNG NĂM 2018

04/12/2018 05:07
TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG 10 THÁNG NĂM 2018

10 tháng năm 2018, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của cả nước đạt 7,221 tỷ USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, sản phẩm gỗ đạt 5,051 tỷ USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2017; chiếm 69,95% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG, giảm so với mức 74,38% của cùng kỳ năm ngoái

 XUẤT KHẨU

1. Tổng kim ngạch xuất khẩu

- Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) của Việt Nam trong tháng 10/2018 tăng mạnh trở lại; và đạt mức cao kỷ lục về kim ngạch xuất khẩu trong 1 tháng - đạt 845 triệu USD, tăng tới 18,2% so với tháng trước đó và tăng 25,16% so với tháng 10/2017.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 598 triệu USD, tăng 17,8% so với tháng 9/2018 và tăng 18,72% sới cùng kỳ năm ngoái.

- 10 tháng năm 2018, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của cả nước đạt 7,221 tỷ USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, sản phẩm gỗ đạt 5,051 tỷ USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2017; chiếm 69,95% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG, giảm so với mức 74,38% của cùng kỳ năm ngoái.

Biểu đồ 1: Tham khảo kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam theo tháng trong giai đoạn 2015-2018

(ĐVT: triệu USD)

 

(Nguồn:Tổng Cục Hải quan)

2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):

- Trong tháng 9/2018, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt gần 383 triệu USD, tăng 19,05% so với tháng trước đó và tăng 17,42% so với cùng kỳ năm 2017.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 348 triệu USD, tăng 17,67% so với tháng 9/2018.

- 10 tháng 2018, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của doanh nghiệp FDI đạt 3,175 tỷ USD, tăng 7,55% so với cùng kỳ năm ngoái; chiếm 43,97% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của cả nước.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 2,88 tỷ USD, tăng 7,64% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 57% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của cả nước.

3. Thị trường xuất khẩu

Tháng 10/2018, ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng của hầu hết các thị trường xuất khẩu G&SPG chủ lực. Trong đó, thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Anh và Canada tăng trên 20% so với tháng 9/2018; Và đặc biệt: thị trường Đức tăng 39,91%, Hà Lan tăng 40,06% và Đài Loan tăng 65,15%.

10 tháng năm 2018, Hoa Kỳ liên tục duy trì là thị trường xuất khẩu G&SPG lớn nhất của Việt Nam, đạt 3,119 tỷ USD, tăng 17,47% so với cùng kỳ năm ngoái; chiếm tới 43% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành.

Đáng chú ý là sự tăng trưởng mạnh mẽ về kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc, Pháp và Malaysia – lần lượt tăng tới 48%; 25,56% và tăng tới 100,81% so với cùng kỳ năm ngoái

Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu G&SPG sang 02 thị trường châu  là Đức và Pháp lại giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2017.

Biểu đồ 2: Tham khảo cơ cấu thị trường xuất khẩu G&SPG của Việt Nam trong tháng 10/2018

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

Biểu đồ 3: Tham khảo cơ cấu thị trường xuất khẩu G&SPG của Việt Nam trong 10 tháng năm 2018

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

Bảng 1: Tham khảo một số thị trường xuất khẩu G&SPG của Việt Nam trong 10 tháng năm 2018

(ĐVT:1.000 USD)

TT

T10-/2018

So T9/2018

(%)

So T10/2017

(%)

10T/2018

So 10T/2017

(%)

Hoa Kì

388.640

15,52

31,16

3.119.099

17,47

Nhật Bản

104.312

7,65

21,86

931.264

9,48

Trung Quốc

102.737

27,68

18,75

915.312

5,28

Hàn quốc

86.531

29,36

39,55

785.738

48,00

Anh

25.306

21,13

0,56

234.801

-0,45

Australia

19.327

23,48

9,54

156.334

12,89

Canada

14.802

22,03

15,97

130.572

2,35

Pháp

10.133

12,08

34,06

100.445

25,56

Malaysia

8.165

12,41

66,49

87.118

104,81

Đức

9.868

39,91

38,38

80.980

-4,71

Hà Lan

6.628

40,06

25,09

59.765

0,32

Đài Loan

7.091

65,15

54,11

53.252

8,72

Ấn Độ

3.000

-6,20

-47,52

41.319

-17,21

Thailand

3.740

64,06

37,82

29.398

50,05

Bỉ

1.816

-28,44

-10,14

27.910

25,36

Tây Ban Nha

1.954

6,38

65,59

24.032

14,37

Arập Xê út

2.484

22,46

7,32

22.638

17,30

Newzealand

2.489

-11,51

-16,97

21.851

-2,78

Italia

2.136

30,56

12,83

21.090

0,57

Thụy Điển

2.522

6,57

9,90

20.696

-8,54

Đan Mạch

2.919

73,09

66,18

20.575

12,20

UAE

2.302

20,47

-33,64

20.091

-13,65

Singapore

1.720

9,92

24,80

18.365

17,63

Ba Lan

1.838

3,20

31,03

14.084

22,18

Mexico

2.152

145,09

29,54

11.739

61,16

Campuchia

589

-2,83

-37,64

9.509

50,89

Thổ Nhĩ Kỳ

120

64,72

-90,11

9.417

-21,19

Nam Phi

1.268

38,55

21,62

9.401

19,40

Hồng Kông

654

67,32

-54,55

6.716

-56,67

Co oet

323

-36,92

-52,32

5.171

-36,61

Nga

488

144,13

173,58

3.818

47,18

Na Uy

560

17,86

-4,64

3.519

-17,93

Hy Lap

1

-97,92

-94,46

2.309

-23,96

Bồ Đào Nha

0

-100,00

-100,00

2.037

20,97

Phần Lan

40

-23,68

-20,72

1.456

67,80

Thụy Sĩ

9

-71,23

-48,04

1.444

103,44

Séc

35

2.617,14

-43,46

1.237

110,56

Áo

115

-54,61

225,15

988

22,36

 (Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

NHẬP KHẨU

1. Tổng kim ngạch nhập khẩu

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải Quan, kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam cũng tăng trở lại, đạt gần 213 triệu USD, tăng 9,3% vo với tháng trước đó và tăng 23,69% so với cùng kỳ năm ngoái.

10 tháng, kim ngạch nhập khẩu G&SPG đạt 1,871 tỷ USD, tăng 4,5% so với 10 tháng năm 2017.

Như vậy, tính đến hết tháng 10, Việt Nam đã xuất siêu 5,349 tỷ USD trong hoạt động xuất – nhập khẩu G&SPG. Con số này của cùng kỳ năm 2017 là 4,426 tỷ USD.

Biểu đồ 4: Kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam theo tháng trong giai đoạn 2015-2018

(ĐVT: Triệu USD)

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

2. Doanh nghiệp FDI

- Tháng 10/2018, kim ngạch nhập khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt 62 triệu USD, tăng 15,34% so với tháng trước đó và tăng 22,85% so với cùng kỳ năm 2017.

- 10 tháng năm 2018, kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp này đạt 530 triệu USD, tăng 3,68% so với cùng kỳ năm 2017; chiếm 33,67% tổng kim ngạch nhập khẩu G&SPG của cả nước.

3. Thị trường nhập khẩu

- Đóng góp vào sự tăng trưởng trở lại trong tháng 10, ghi nhận mức tăng rất ấn tượng của thị trường Trung Quốc, Brazil và Chile – lần lượt tăng 18,2%; 26,07% và tăng 12,89% so với tháng 9/2018.

- 10 tháng năm 2018, Trung Quốc liên tục duy trì là thị trường cung ứng G&SPG lớn nhất cho Việt Nam, đạt gần 349 triệu USD, tăng 19,54% so với cùng kỳ năm ngoái; chiếm 15% tổng kim ngạch nhập khẩu G&SPG của cả nước.

Mặc dù tăng mạnh trở lại trong tháng 10, nhưng trong 10 tháng năm 2018, thị trường Capuchia vẫn giảm tới 53,14% so với cùng kỳ năm 2017. Bên cạnh đó, kim ngạch nhập khẩu từ 3 thị trường Đông Nam Á khác là Malaysia, Thailand và Lào cũng giảm so với cùng kỳ năm ngoái.

Biểu đồ 5: Tham khảo cơ cấu thị trường cung ứng G&SPG cho Việt Nam trong tháng 10/2018

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

Biểu đồ 6: Tham khảo cơ cấu thị trường cung ứng G&SPG cho Việt Nam trong 10 tháng năm 2018

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

Bảng 2: Tham khảo một số thị trường cung ứng G&SPG cho Việt Nam trong 10 tháng năm 2018

(ĐVT: 1.000 USD)

TT

T10-/2018

So T9/2018

(%)

So T10/2017

(%)

10T/2018

So 10T/2017

(%)

Trung Quốc

45.022

18,20

63,60

348.734

19,54

Hoa Kỳ

30.789

6,23

57,03

260.602

23,57

Campuchia

4.557

18,21

-50,30

88.502

-53,14

Malaysia

6.859

9,81

-20,30

72.164

-5,78

Thailand

5.773

-8,95

-18,08

71.800

-16,03

Chile

6.870

12,89

36,36

65.721

19,34

Đức

4.948

-19,79

-24,45

57.699

7,89

Brazil

8.517

26,07

136,59

55.726

52,24

Newzealand

6.710

11,37

21,44

50.039

0,84

Pháp

2.338

-42,83

2,22

42.180

5,79

Canada

2.406

28,37

-5,68

22.753

28,33

Lào

2.884

85,64

-48,84

22.019

-21,58

Indonesia

1.688

-9,28

20,95

15.682

7,89

Phần Lan

1.170

-23,22

29,60

12.003

32,42

Italia

880

7,78

213,05

11.114

12,42

Nga

858

-14,77

42,95

8.081

-25,85

Thụy Điển

642

-15,84

8,65

7.637

-25,18

Nhật Bản

868

16,64

16,10

7.460

2,20

Nam Phi

1.045

140,87

41,06

6.267

31,81

Hàn Quốc

345

-32,95

-39,80

5.945

-27,11

Achentina

864

84,31

141,83

5.869

38,39

Đài Loan

399

3,67

14,48

4.771

31,53

Australia

512

77,86

-28,85

4.230

-13,24

 (Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

GỖ VIỆT _No 106, tháng 11/2018