Từ hồi ức LUÂN ĐÔN hướng đến tương lai

27/09/2016 17:19
Từ hồi ức LUÂN ĐÔN hướng đến tương lai

 Ngày 4/9/2016 vừa qua là ngày thủ đô Luân Đôn kỷ niệm 350 năm trận Đại hoả hoạn tại thủ đô vào thế kỷ 17, với sự kiện “Lễ hội bên bờ sông Thames”, nó không chỉ đưa người dân thành phố này hồi tưởng lại những kí ức, mà còn khơi dậy một số vấn đề nóng về môi trường xây dựng hiện nay.

 

 Chỉ trong vài ngày ngắn ngủi từ 2-5/9/1666, toàn bộ thủ đô Luân Đôn bị thiêu rụi, hơn 13.200 ngôi nhà, 84 nhà thờ, và 52 lâu đài của công ty Livery bị vùi trong tro bụi. Tất cả được ghi lại trong cuốn nhật ký nổi tiếng của ông Samuel Pepys, theo ông Pepys, toàn bộ các công trình đều được làm bằng gỗ, và khi ngọn lửa bắt đầu hoành hành, các cơ quan chức năng không thể giải cứu được thành phố trong biển lửa. Sự kiện này sau đó đã làm thay đổi vĩnh viễn hình ảnh của Luân Đôn sau đó. 
 Đại hoả hoạn đã đem đến mặt tốt và xấu. một mặt, các khu ổ chuột trong thành phố 
bị xoá bỏ và kiến trúc sư Sir Christopher Wren đã có thể nhìn tổng thể và thiết kế lại thành phố, bao gồm các tòa nhà mang tính biểu tượng như Nhà thờ thánh Paul mà chúng ta đều biết tới ngày nay. Nhưng trận cháy cũng đã thiêu rụi những căn nhà gỗ, khiến cho 3 thế kỷ tiếp theo và cả sau này đã có quy định buộc cấm xây dựng các nhà bằng gỗ. Trong khi đó, gỗ Hoa Kỳ và gỗ vùng Scandinavia đã là vật liệu xây dựng truyền thống trong suốt tiến trình lịch sử, gỗ được sử dụng để xây dựng nhà đã không thể vay vốn ngân hàng tại Anh mà cần phải xây bằng vật liệu gạch và vữa cho đến tận thời gian gần đây. Hậu quả thực tế xảy ra đối với các nhà tài chính, doanh nghiệp, kiến trúc sư và kỹ sư là họ bỏ qua loại vật liệu xây dựng mang lại lợi ích cho môi trường, ít tốn năng lượng, có thể lưu giữ carbon trong bầu khí quyển và đòi hỏi ít năng lượng khi xây dựng đó là vật liệu gỗ. Càng về sau, các tòa nhà nhẹ và sử dụng ít vật liệu càng có nhu cầu lớn hơn về gỗ.


 Cũng có một số vấn đề khác, khi gỗ cháy, nó có xu hướng hình thành cách điện than bên ngoài và duy trì tính toàn vẹn của cấu trúc trong một khoảng thời gian. Lính cứu hoả sẽ cho bạn biết một toà nhà được xây dựng bằng gỗ có thể tồn tại bao lâu khi cháy, nó sẽ lung lay, kêu to trước khi sụp đổ ​hoàn toàn. Cũng có một số lợi ích khác của gỗ. Không có gì ngạc nhiên khi 20 năm trước đây, các kỹ sư nổi tiếng thế giới đến từ Arup đã nghiên cứu và cho thấy rằng tỷ khối chắc khỏe của lớp gỗ sồi trắng Hoa Kỳ vượt trội hơn hẳn so với thép, khi gỗ được chỉ định làm mái nhĩ cửa song sắt nhà Portcullis tại Westminster, Luân Đôn. Việc này làm giảm khối lượng các phần bổ trợ, do đó cho phép nhiều ánh sáng chiếu sân bên dưới hơn. 
 Chúng ta có thể tái sinh rừng và trồng cây xanh vô hạn định và khi chúng ta làm như vậy thì tác động của carbon với sản xuất gỗ trở nên vô nghĩa so với năng lượng cần thiết để sản xuất thép hoặc các tác động không bền vững và gây ô nhiễm khi khai thác mỏ và khoan. Công nghệ xây dựng sử dụng gỗ được đẩy nhanh ở các tòa nhà cao tầng phát triển và trên khắp thế giới từ Australia đến Canada, và mặc dù vẫn còn dư âm của  lịch sử nhưng hiện giờ Luân Đôn phát triển cũng rất tốt. một bước ngoặt tại Anh đến vào năm 1999 khi thành lập cơ quan nghiên cứu xây dựng (BRE) đã xây dựng một tòa nhà 6 tầng và đốt cháy nó để kiểm tra, đệ trình báo cáo lên Hiệp hội Khung gỗ nói rằng ngọn lửa đã được kiểm soát; và các quy định cấm kết cấu sử dụng gỗ sau đó đã được nới lỏng. Vì vậy, hiện nay việc đốt cháy mô hình tráng lệ của thành phố cổ trong lòng Luân Đôn, sử dụng loại gỗ mềm và gỗ dán bạch dương Trung Quốc, được bao bọc bởi vật liệu thép, bê tông và kính, chỉ đơn thuần là một lời nhắc nhở, ít nhất dành cho khách thăm quan. 
GỖ VIỆT số 82
MICHAEL BUCKLEY