Kiến trúc mới: Hướng tới mẹ thiên nhiên

27/09/2017 08:38
Kiến trúc mới: Hướng tới mẹ thiên nhiên

Nằm ở khu ngoại ô thị xã Châu Đốc, tỉnh An giang, miền Nam Việt Nam, ngôi nhà này là nơi cư trú của 3 gia đình hạt nhân là họ hàng với nhau. Mặc dù ngân sách dự án bị bó hẹp theo các tiêu chuẩn địa phương, chỉ cho phép chúng tôi xây dựng một ngôi nhà dùng tấm kim loại mỏng, nhưng chúng tôi vẫn cố gắng làm thỏa mãn tập quán địa phương mà còn phù hợp với phong cách sống với ngôi nhà nhận được nhiều ánh sáng mặt trời, không khí thiên nhiên trong lành, trong những khu sân vườn bán ngoài trời. 

Mất khoảng 7 giờ đi từ thành phố Hồ Chí Minh tới Châu Đốc bằng xe buýt đường dài và phà, Châu Đốc là một thị trấn sát biên giới Campuchia, được phát triển dọc theo một nhánh của sông Mê Kông. Quanh khu vực lân cận, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra một vài địa tầng của môi trường khu vực. Địa tầng đầu tiên được mô tả bởi hàng trăm ngôi nhà nổi trên sông, và địa tầng thứ hai là những con đường được đắp cao dọc hai bên bờ sông trở thành con đường giao thông chính cho cư dân địa phương, còn địa tầng thứ ba thì rải rác với rất nhiều ngôi nhà dùng cột pilotis được mở rộng từ các con đường bằng các cây cầu nhỏ riêng biệt, và địa tầng cuối cùng được sơn bằng màu xanh lá cây thông qua cánh đồng lúa đẹp bát ngát xa tầm mắt chúng ta. Nói chung, các ngôi nhà dùng cột pilotis trong khu vực này chủ yếu gồm các cột đá hoặc bê tông trên mặt đất và các khung gỗ nổi được bao bọc bằng tấm kim loại mỏng. Do giới hạn về độ cao cột nhà nên chỉ có thể nâng ngôi nhà lên trên mặt nước nổi và cũng do kích thước khung gỗ tối thiểu dành cho cách sống hàng ngày ngồi trên mặt.

Sàn của địa phương, chúng ta có thể cảm nhận ấn tượng về con người và nét nhẹ nhàng từ các ngôi nhà địa phương này. Càng đi sâu vào cuộc sống người dân, càng hiểu hơn về môi trường thiên nhiên khắc nghiệt mà người dân phải đối mặt, khi tất cả các vùng đất ngoại trừ những con đường được đắp cao được sử dụng dưới mặt nước trong 4-5 tháng mùa mưa hàng năm cho đến khi họ hoàn thành việc kè bê tông gần đây. Bất cứ ai ghé thăm khu vực này đều có thể nhận ra cách thức thông minh mà người dân tạo ra để cùng tồn tại với Mẹ Thiên nhiên trên vùng đất rộng lớn này trong một thời gian dài.  


Mặt khác, trớ trêu thay, chúng tôi đã nhận thấy cuộc sống hàng ngày của họ trở nên không ổn định và không có tổ chức, đặc biệt là sau những thay đổi mạnh mẽ gần đây khi họ bắt buộc phải chống chọi với các cơn lũ làm ảnh hưởng lớn đến người dân. Bằng chứng rõ ràng là hầu hết người dân đã bỏ lại trên đất của họ rác thải hoặc phế thải không sử dụng từ các động vật nuôi như lợn, ngỗng và gà. Thực tế này có thể khiến môi trường sống của họ trở nên tồi tệ đi vì những căn nhà của người dân có trần nhà quá thấp mà không có lớp cách nhiệt và cửa sổ quá nhỏ để thông gió. Trước đây, lũ lụt vào mùa mưa sẽ cuốn sạch tất cả các chất thải tích lũy trong mùa khô, và nước trũng cũng sẽ giúp ích cho việc giảm nhiệt độ xung quanh. 
Căn cứ vào các điều kiện nêu trên, mục tiêu của chúng tôi là tận dụng càng nhiều càng tốt tập quán địa phương như các nguyên liệu, kỹ thuật của những người thợ mộc và phương pháp xây dựng của người dân địa phường ngoại trừ 3 ý định kiến trúc mới dưới đây. 
Ngày nay ở Việt Nam, phong cách các ngôi nhà ở khu vực đô thị bắt đầu lan rộng tới các vùng nông thôn và làm thay đổi nền văn hoá, phong cảnh và lối sống độc đáo của mỗi vùng miền. (Trên thực tế, tòa nhà 5 tầng đang được xây dựng trên khu đất lân cận). Đây sẽ là một trong những đề tài cấp thiết đối với chúng tôi, các kiến trúc sư Việt Nam, đề xuất cách sống thay thế và hiện đại bằng cách thừa hưởng các nền văn hóa của người dân chứ không phải bằng cách làm mờ tinh thần của khu vực của họ. 
GỖ VIỆT số 93