Nhiều lựa chọn về thị trường cho ngành gỗ Việt Nam
Đi tìm thị trường xuất khẩu mới vào thời điểm này dường như đang trở thành bài toán với các doanh nghiệp gỗ Việt Nam, tiếp cận thị trường Trung Quốc hay vươn tới thị trường Mỹ để tận dụng những cơ hội xuất hiện trong cuộc chiến thương mại giữa hai cường quốc kinh tế này có vẻ không phải là phép tính dễ dàng.
Cùng lúc đó, những cơ hội để khai thác thị trường châu Âu cũng mở ra sau khi Hiệp định (VPA/FLEGT) được kí kết cũng tác động tới kế hoạch phát triển của mỗi doanh nghiệp trong thời gian tới. Ông Phạm Anh Dũng, Giám đốc Công ty TNHH MTV XNK Phương Thùy cho biết, từ năm 2015 trở lại đây, cho đến thời điểm này giá trị kinh doanh giảm một nửa so với năm trước.
Trong đó, thị phần nội địa chỉ chiếm 10%, còn lại là xuất khẩu đi Trung Quốc nhưng lại quá chậm, khi nền kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt với những vấn đề về nội tại, và vì cuộc chiến thương mại với Mỹ xảy ra. Theo ông, giá xuất khẩu gỗ sang Trung Quốc giảm khoảng 40% so với năm 2017. Hiện nguồn hàng nhập khẩu khan hiếm trong khi giá trị xuất khẩu sụt giảm khiến cho việc kinh doanh gặp khó khăn. Tìm hướng xuất khẩu mới là hướng đi đúng, thị trường EU rộng lớn sẽ là giải pháp hữu hiệu đối với nhiều doanh nghiệp hiện nay, khi thị trường này đã dần tăng trưởng trở lại. Ông Nguyễn Tôn Quyền – Phó chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đánh giá, trước đây các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang EU chủ yếu là tập trung vào 4 nước lớn như Anh, Pháp, Đức , Hà Lan. Trong khi khối EU có 28 nước thành viên, khai thác các thị trường khác trong EU là một cơ hội rất lớn khi VPA/FLEGT đã được ký kết. Nhưng để tiếp cận được các thị trường nội khối của EU điều đầu tiên cần phải thay đổi đó là nguyên liệu chế biến sản phẩm gỗ, khi người châu Âu yêu chuộng các sản phẩm gỗ tự nhiên có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và thân thiện với cuộc sống, cũng như môi trường.
Trong cuộc khảo sát mới đây của Gỗ Việt ở Gia Lai, các doanh nghiệp tại đây cũng bắt đầu hướng đến việc tìm hiểu và khai thác thị trường EU, theo ông Nguyễn Nhĩ, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Gia Lai, Hiệp định VPA/FLEGT được ký kết đã tạo ra một tác động lớn về mặt nhận thức với các doanh nghiệp, họ đang nghiên cứu các bước đầu tiên để có thể đáp ứng được các qui định, thủ tục của hiệp định này, tăng sự hiểu biết về hiệp định, chính là tăng cơ hội mở rộng thị trường, có định hướng phát triển bền vững và lâu dài hơn. Nhưng ông cũng kiến nghị các cơ quan quản lý cấp cao hơn có phương thức kiểm soát nguồn gốc gỗ tốt hơn, đặc biệt là khắc phục những lỗ hổng trong quản lý nguồn gỗ nhập khẩu, kiểm soát tốt nguồn gỗ từ rừng trồng trong nước.
Các doanh nghiệp gỗ ở Gia Lai đang hướng đến việc quản lý nguồn gốc gỗ theo phương pháp của VPA, quản lý chặt từ đầu vào và đầu ra, từ khâu khai thác, cho đến vận chuyển và tiêu thụ. Và kì vọng Luật lâm nghiệp chính thức có hiệu lực từ năm 2019 sẽ giúp các doanh nghiệp truy xuất được nguồn gốc gỗ dễ dàng hơn, minh bạch hơn. Hiện nay, theo các chuyên gia, ở Việt Nam đang có một lỗ hổng đối với việc kiểm soát nguồn gốc gỗ tiêu thụ tại thị trường nội địa. Và đây cũng là vấn đề cần khắc phục nếu ngành gỗ muốn tiếp cận thị trường châu Âu trong những năm tới.
TRẦN TOẢN - GV 107
- Xuất khẩu lâm sản lập kỷ lục 9,3 tỷ USD năm 2018
- Ngành gỗ trước những bước ngoặt mới
- Trồng rừng có chất lượng : Bắt đầu từ khâu chọn giống
- Bắc Mỹ: Nhập khẩu ván ép và veneer theo hướng ngược nhau
- Hoàn thiện sản phẩm gỗ: Khoa học tạo ra sự phát triển
- Xuất khẩu lâm sản 10 tháng đầu năm 2018 ước đạt hơn 7,6 tỉ USD
- Ngừng tạm nhập, tái xuất gỗ rừng tự nhiên từ Lào và Campuchia
- Xuất khẩu gỗ cứng của AHEC nửa đầu năm 2018: Tăng nhanh trong cuộc chiến thương mại
- Với VPA/FLEGT: Mục tiêu 20 tỷ USD xuất khẩu gỗ trong tầm tay
- Công ty Cổ phần TEKCOM: Lãnh đạo mới, Thương hiệu mới, bước phát triển mới
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh