Phát triển Cao su và Bảo vệ rừng ở Việt Nam
Báo cáo Phát triển Cao su và Bảo vệ rừng ở Việt Nam phân tích tác động của việc mở rộng diện tích trồng cao su tại Việt Nam trong những năm gần đây, đặc biệt tập trung vào hai vùng có tốc độ mở rộng diện tích nhanh nhất là Tây Nguyên và Tây Bắc. Báo cáo đưa ra một số đánh giá về tác động của việc mở rộng diện tích đến tài nguyên rừng, kinh tế hộ và cộng đồng, cũng như các tác động liên quan đến một số khía cạnh kinh tế xã hội và văn hóa tại các địa phương thực hiện việc mở rộng diện tích cao su
Báo cáo Phát triển Cao su và Bảo vệ rừng ở Việt Nam phân tích tác động của việc mở rộng diện tích trồng cao su tại Việt Nam trong những năm gần đây, đặc biệt tập trung vào hai vùng có tốc độ mở rộng diện tích nhanh nhất là Tây Nguyên và Tây Bắc. Báo cáo đưa ra một số đánh giá về tác động của việc mở rộng diện tích đến tài nguyên rừng, kinh tế hộ và cộng đồng, cũng như các tác động liên quan đến một số khía cạnh kinh tế xã hội và văn hóa tại các địa phương thực hiện việc mở rộng diện tích cao su. Chiến lược phát triển ngành cao su đến 2015 và tầm nhìn 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2009 đưa ra mục tiêu đến năm 2020 diện tích cao su cả nước ổn định ở mức 800.000 ha, với tổng sản lượng 1,2 triệu tấn mủ và tổng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 2 tỉ USD. Đến nay, các số liệu thống kê về diện tích, sản lượng và tổng kim ngạch đều vượt xa so với quy hoạch. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc phá vỡ quy hoạch, trong đó đặc biệt phải kể đến lợi ích kinh tế kỳ vọng thu được thông qua xuất khẩu mủ cao su trong tương lai.
Báo cáo chỉ ra rằng việc mở rộng diện tích trồng cao su đã có tác động rất lớn đến tài nguyên rừng. Tại Tây Nguyên, 79% diện tích trồng mới cao su được phát triển trên diện tích đất rừng tự nhiên, và không phải toàn bộ diện tích này đều là rừng nghèo kiệt bởi quá trình thực hiện chuyển đổi rừng sang trồng cao su đã bị lạm dụng, không phải chỉ bởi các công ty cao su mà còn cả do sự ưu ái của Chính quyền một số địa phương. Con số 397.879 m3 là lượng gỗ tận thu từ việc chuyển đổi rừng tự nhiên sang trồng cao su, thu được từ trên 200 dự án phát triển cao su tại địa bàn Tây Nguyên chỉ phản ánh một phần của tổng khối lượng gỗ được khai thác. Tại Tây Bắc, mở rộng cao su cũng đã và đang làm mất đi những diện tích rừng do cộng đồng trực tiếp quản lý.
Mở rộng diện tích cao su tại những vùng có điều kiện thổ nhưỡng và thời tiết phù hợp với với loại cây này có thể đem lại lợi ích tiềm năng cho các công ty, hầu hết người dân địa phương sống ở những vùng này không được chia sẻ lợi ích mà các mô hình phát triển cao su đem lại. Trong khi lợi ích kinh tế từ phát triển cao su ở những vùng không có điều kiện phù hợp chưa được đảm bảo, người dân góp đất canh tác tham gia mô hình phát triển cao su với các công ty không những làm mất đi nguồn sinh kế quan trọng hàng ngày của hộ, gây ảnh hưởng đến an ninh lương thực địa phương, mô hình góp đất tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, đặc biệt về mặt thị trường đối với hộ gia đình và cộng đồng. Bên cạnh đó, phát triển mô hình này đã và đang gây ra những xáo trộn nhất định về mặt xã hội, bao gồm những mâu thuẫn giữa hộ gia đình trong cộng đồng, giữa các cộng đồng với nhau, và giữa người dân và công ty cao su. Rừng cộng đồng nhường chỗ cho cao su không chỉ làm mất đi những không gian văn hóa của cộng đồngmà còn tước đoạt quyền tiếp cận của hộ gia đình đối với nguồn tài nguyên rừng này.
Để đọc báo cáo chi tiết, vui lòng liên hệ
Tạp chí Gỗ Việt
Số 189 Thanh Nhàn - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội
Email: info@goviet.org.vn
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu