“Chống đường lậu hiệu quả là không... chống gì”
Không phủ nhận các nhận định về nguyên nhân tồn tại của nạn buôn lậu đường thời gian là do lực lượng chống buôn lậu thiếu nhiệt tình, thậm chí là “tiêu cực”, nhưng GS-TS Võ Tòng Xuân lại có cái nhìn khá bất ngờ khi cho rằng để công cuộc chống đường lậu hiệu quả nhất là không chống gì cả.
Ông có thể nói rõ hơn về nhận định này?
Vây bắt buôn lậu nói chung, buôn lậu đường nói riêng là công tác đầy nguy hiểm và tốn kém, nhưng không thể triệt xóa được buôn lậu. Cách chống buôn lậu đường bền vững nhất là không chống gì cả, mà chỉ nên tập trung đầu tư để làm cho buôn lậu thấy không có lời, là họ sẽ tự bỏ nghề như chúng ta đã làm được với một số mặt hàng mỹ phẩm, điện tử..
´ Phải chăng ông đang đề cập đến việc đầu tư rút ngắn bất cập về giá và chất lượng đường nội và đường ngoại?
Đúng vậy. Trước hết là giá sản xuất mía. Tại nhiều quốc gia, giá thành sản xuất mía ở mức rất thấp, như: Brazin chỉ tốn 16 USD/tấn, Australia là 18 USD/tấn, Thái Lan và Lào cũng chỉ 30 USD/tấn. Trong khi đó ở Việt Nam phải tốn khoảng 40 USD/tấn mía, nên hạt đường nội đã bất lợi trước khi “ra đời”. Mặt khác giá đường nội đang gánh thêm nhiều chi phí trong khâu phân phối, trong đó phần hưởng lợi của chủ cửa hàng, siêu thị phải được duy trì trước tiên nên nông dân trồng mía và nhà máy đường phải chịu thiệt thòi. Lấy giá đường trong tháng 5.2015 từ nhà máy đến siêu thị của một số quốc gia, sẽ thấy rõ điều này. Ở Thái Lan, đường trắng tại nhà máy khoảng 8.000 đồng/kg và tại siêu thị 15.160 đồng/kg. Trong khi đó tại TPHCM, đường trắng
tại nhà máy khoảng 12.500 đồng/kg và tại siêu thị bình quân 21.500 đồng/kg.
´ Theo ông, vì sao có nghịch lý này?
Nói ngắn gọn là do bất cập về đầu tư kỹ thuật và quy hoạch vùng nguyên liệu. Hiện cả nước có khoảng 38 nhà máy đường đang hoạt động và Tây Nam bộ là vùng trồng mía lớn nhất nước. Nhưng trừ Bourbon (nay là Thành Thành Công) là nhà máy hiện đại nhất Đông Nam Á, đại bộ phận dùng máy móc thiết bị kém hiệu quả, nhất là 12 nhà máy cũ của Trung Quốc được nhập vào từ những năm 90, công nghệ lạc hậu vừa tốn kém hóa chất vừa cho tỉ lệ đường thấp. Trong khi đó, dù dân ĐBSCL có tập quán trồng mía quanh nhà, chủ trương khuyến khích nông dân nơi đây trồng mía chủ yếu để nuôi mấy nhà máy đường… công nghệ Trung Quốc theo “Chương trình 1 triệu tấn đường” (1995). Thực chất việc trồng mía ở đây không hiệu quả do chi phí sản xuất rất tốn kém (đào mương lên liếp mất khoảng 1/3 diện tích). Mặt khác, cây mía không thích hợp với vùng đất trũng như ĐBSCL, chỉ trồng một vụ, ít nơi lưu gốc sau thu hoạch vì tốn kém chi phí đê bao, trong khi đó ở nhiều quốc gia, lưu gốc đến 5-7 vụ nên tiết giảm nhiều chi phí. Phần lớn kỹ thuật bón phân, gieo trồng mía mà các nhà máy đường chuyển giao cho nông dân hiện nay cũng được “mày mò” từ kinh nghiệm của nhiều nông dân có năng suất cao, nên năng suất bình quân thấp so với mặt bằng chung.
´ Theo ông, làm gì để vực dậy ngành mía đường Việt Nam vượt qua trận thua trên sân nhà và xa hơn là nguy cơ vỡ trận khi mà “sân chơi chung” đang đến rất gần?
Làm cho dân trồng mía có lợi và người tiêu thụ đường không phải nai lưng gánh lấy chi phí cao từ khâu phân phối. Thực tế cho thấy, suốt 40 năm qua, các nhà máy đường nội sống nhờ chính sách bảo hộ của Nhà nước. Tuy nhiên trong tương lai gần, các hiệp định tự do mậu dịch quốc tế, đặc biệt là hiệp định Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) có hiệu lực, sự bảo hộ của Nhà nước không thể kéo dài nữa được. Vì vậy, các nhà máy đường phải nghĩ đến chuyện rút ngắn khoảng cách về khoa học kỹ thuật bằng cách thu hút chất xám rồi chuyển giao khoa học đến tay người trồng mía, bảo đảm cho họ trồng mía có lợi (tức là có năng suất cao về mía cây và chữ đường). Mỗi nhà máy phải tự mình xác lập kỹ thuật GAP ở vùng sinh thái của mình, chứ không phải sao chép GAP của vùng sinh thái khác đem về cho mình. Ngoài ra, một loạt các chính sách về đất đai, dồn điền đổi thửa kết hợp tổ chức hội người trồng mía, xây dựng hệ thống thủy lợi cho vùng trồng mía, ưu đãi tín dụng cho việc cơ giới hóa sản xuất mía, chính sách ưu đãi về vận chuyển mía từ đồng ruộng về nhà máy... cần được Nhà nước ban hành. Nhưng quan trọng nhất là công tác nghiên cứu khoa học về cây mía phải đươc đầu tư, ưu tiên hàng đầu, nếu không thì chằngbao giờ ngành đường của Việt Nam ngóc đầu lên được.
- Xin cảm ơn ông!
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu