Mục tiêu xuất khẩu 18 tỷ USD trong năm 2025 của ngành gỗ Việt đang bị đe dọa

Việc Hoa Kỳ khởi động điều tra chống bán phá giá đối với gỗ dán Việt Nam đang thổi bùng căng thẳng thương mại mới, đe dọa nghiêm trọng mục tiêu xuất khẩu 18 tỷ USD trong năm 2025, buộc ngành gỗ phải tìm cách thích ứng nhanh để giữ vững vị thế trên thị trường toàn cầu.
Theo thống kê, năm 2024, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 15,89 tỷ USD. Với kết quả này, ngành gỗ và lâm sản Việt Nam đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 18 tỷ USD vào năm 2025. Đến ngày 15/5/2025, con số này đã đạt 6 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2024. Về thị trường, Hoa Kỳ hiện là thị trường tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam, chiếm 55% thị phần. Việt Nam cũng đạt thặng dư thương mại hơn 100 tỷ USD với Mỹ trong năm 2024.
Tuy nhiên, ngành gỗ dán Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ bị Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) điều tra chống bán phá giá (CBPG) và chống trợ cấp (CTC). Đơn đề nghị điều tra đã được DOC tiếp nhận đối với sản phẩm gỗ dán cứng và trang trí nhập khẩu từ Việt Nam, Trung Quốc và Indonesia.
Hơn 130 doanh nghiệp Việt Nam nằm trong danh sách bị cáo buộc, bao gồm các công ty lớn như Công ty TNHH MTV Gỗ Khang Đạt, Công ty TNHH Triệu Thái Sơn, và Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Thái Hoàng. Các sản phẩm bị điều tra chủ yếu thuộc nhóm mã HS 4412 và 9403.
Thời kỳ điều tra CBPG và CTC là năm 2024, trong khi thời kỳ điều tra thiệt hại là giai đoạn 2022-2024. Theo số liệu của nguyên đơn dẫn từ Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC), kim ngạch xuất khẩu gỗ dán từ Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt khoảng 401 triệu USD năm 2022, giảm xuống 186 triệu USD năm 2023, sau đó tăng trở lại 244 triệu USD năm 2024. Việt Nam đứng thứ 2 sau Indonesia trong nhóm các nước bị điều tra.
Biên độ phá giá bị cáo buộc đối với Việt Nam dao động từ 112,33% - 133,72%, đây là mức thấp nhất trong số 3 nước bị điều tra. DOC có thể sử dụng Indonesia làm quốc gia thay thế để tính toán biên độ, do coi Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường. ITC có 45 ngày để đưa ra kết luận sơ bộ về thiệt hại; nếu ITC kết luận không có thiệt hại, vụ việc sẽ chấm dứt.
Dù vậy, nguy cơ áp thuế từ Hoa Kỳ đang đe dọa mục tiêu xuất khẩu 18 tỷ USD của ngành gỗ Việt Nam trong năm 2025. Hiện tại, thuế suất đối với đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ là 0%. Nếu bị áp mức thuế 25%, sản phẩm gỗ dán Việt Nam sẽ rất khó cạnh tranh với sản phẩm từ Trung Quốc và các nước khác.
Ảnh hưởng đã bắt đầu xuất hiện khi nhiều doanh nghiệp chỉ nhận được đơn hàng ngắn hạn thay vì ký kết cả năm như trước. Ngoài thị trường Hoa Kỳ, nhiều thị trường lớn khác như Liên minh châu Âu (EU) cũng đang siết chặt quy định nhập khẩu, ví dụ qua Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM).
Để đối phó với tình hình này, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest) cùng các doanh nghiệp đang chuẩn bị tham gia các cuộc điều trần nếu phía Hoa Kỳ yêu cầu. Mục tiêu là chứng minh mối quan hệ thương mại song phương trong ngành gỗ mang tính bổ trợ, không gây hại cho sản xuất nội địa của Hoa Kỳ. Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) Việt Nam cũng đã tích cực làm việc với các cơ quan chính phủ Hòa Kỳ để tháo gỡ vướng mắc.
Các chuyên gia khuyến nghị, doanh nghiệp cần tìm lối ra bằng cách mở rộng thị trường, đặc biệt hướng đến các khu vực mới nổi và tiềm năng như Trung Đông, nhằm giảm sự phụ thuộc và tăng khả năng chống chịu trước rủi ro từ các thị trường lớn. Bên cạnh đó, ngành gỗ cần hướng tới việc toàn bộ sản phẩm gỗ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu phải có nguồn gốc hợp pháp, đạt chứng chỉ rừng bền vững và hơn 80% cơ sở chế biến, bảo quản gỗ phải đạt trình độ công nghệ tiên tiến.
Gỗ Việt (Nguồn haiquanonline.com.vn)
- Hơn 1.200 gian hàng Hội chợ quốc tế hàng phong cách ngoài trời 2025
- Doanh nghiệp gỗ Bình Định đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 1,2 tỷ USD trong năm mới
- Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
- Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
- Đại hội Chi hội gỗ dán Việt Nam nhiệm kỳ III, giai đoạn 2024 – 2027
- Thị trường các bon - Tiềm năng tạo nguồn tài chính mới cho bảo vệ và phát triển rừng
- Thiệt hại nặng nề từ bão số 3, doanh nghiệp ngành dăm đề nghị sớm được hỗ trợ
- Chuỗi sản xuất – xuất khẩu ngành gỗ bị ‘lung lay’ bởi bão số 3
- Thúc đẩy triển khai các hành động thích ứng với EUDR
- Doanh nghiệp FDI đang chiếm 47,3% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ
-
Kịch bản duy trì đà tăng trưởng cho mặt hàng gỗ
-
Mục tiêu xuất khẩu 18 tỷ USD trong năm 2025 của ngành gỗ Việt đang bị đe dọa
-
MIFF 2026 hứa hẹn sẽ mang đến những trải nghiệm đẳng cấp
-
WMF 2025 - Sắp diễn ra Hội chợ máy móc chế biến gỗ và nội thất quốc tế Trung Quốc
-
Bộ Công Thương đề nghị tăng cường quản lý nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hoàng hóa xuất khẩu