Thiệt hại nặng nề từ bão số 3, doanh nghiệp ngành dăm đề nghị sớm được hỗ trợ
Tổng hợp thiệt hại do bão số 3 của các doanh nghiệp ngành dăm gỗ các tỉnh phía Bắc ước khoảng 322 tỷ đồng. Để vực dậy sau bão, doanh nghiệp ngành dăm gỗ đề nghị được hỗ trợ giãn, hoãn, khoanh nợ, hoàn thuế VAT,…
Tổng hợp thiệt hại do bão số 3 của các doanh nghiệp chế biến kinh doanh dăm gỗ các tỉnh phía Bắc gồm các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hòa Bình, Phú Thọ ước khoảng 322 tỷ đồng.
Cụ thể,thiệt hại về hệ thống băng tải vận tải cảng tại Cảng Cái Lân là 16 băng (trong đó có 11 băng xuất) tương đương giá trị 112 tỷ đồng. Thiệt hại về dăm gỗ ở khu vực cảng Cái Lân là 10.000 tấn tươi; thiệt hại về dăm gỗ ở các cảng, xưởng sản xuất đầu nguồn là 20.000 tấn tuơi,… tổng giá trị tương đương 40 tỷ đồng.
Tại 35 xưởng chế biến, thiệt hại trung bình mỗi xưởng khoảng 1 tỷ đồng. Tổng giá trị thiệt hại ước tính là khoảng 35 tỷ đồng. Tại các cảng ở các tỉnh miền Bắc bị hỏng thiết bị điện, bàn cân tổng giá trị thiệt hại khoảng 15 tỷ đồng. Diện tích rừng trồng bị thiệt hại của các doanh nghiệp hoạt động sản xuất dăm gỗ khoảng 2.000ha, độ tuổi 1-4 tuổi, tổng giá trị thiệt hại khoảng 120 tỷ đồng.
Để kịp thời ổn định thị trường xuất khẩu dăm gỗ, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu dăm gỗ trên địa bàn đã họp, thống nhất và công khai (đồng thời báo cáo chính quyền địa phương) về khung giá tối thiểu để thu mua gỗ keo phân loại theo tiêu chí về tuổi keo, độ khô và loại gỗ (bóc vỏ/ chưa bóc vỏ), đảm bảo lợi ích cho người dân và các đơn vị liên quan.
Các doanh nghiệp chế biến kinh doanh dăm gỗ các tỉnh phía Bắc đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo, có ý kiến để các cơ quan chứng năng sớm ban hành các chính sách về giãn, hoãn, khoanh nợ, gói lãi suất 0 đồng/ lãi suất thấp, hỗ trợ doanh nghiệp được vay tín chấp,… theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời, giao các đơn vị chức năng/các tổ chức cung cấp giống kịp thời hướng dẫn và hỗ trợ về cung cấp giống (keo) với giá thành hợp lý và đủ số lượng để doanh nghiệp sớm triển khai trồng lại diện tích đất rừng đã bị thiệt hại nêu trên.
Bên cạnh đó, chỉ đạo cơ quan chức năng cho phép các doanh nghiệp khẩn trương thu mua nguồn gỗ đã bị thiệt hại do bão của người dân/ tổ chức trên địa bàn, đơn giản hóa hồ sơ và thủ tục về xác định nguồn gốc lâm sản (chỉ thực hiện phương pháp lập bảng kê lâm sản).
Các doanh nghiệp chế biến kinh doanh dăm gỗ các tỉnh phía Bắc cũng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến trao đổi với Tổng Cục thuế và cơ quan chức năng sớm hoàn số thuế giá trị gia tăng còn lại của năm 2022, năm 2023 để doanh nghiệp có nguồn lực khắc phục hậu quả sau bão số 3.
Gỗ Việt
- Chuỗi sản xuất – xuất khẩu ngành gỗ bị ‘lung lay’ bởi bão số 3
- Thúc đẩy triển khai các hành động thích ứng với EUDR
- Doanh nghiệp FDI đang chiếm 47,3% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ
- Các đơn vị kinh doanh du lịch sinh thái sẽ phải trả dịch vụ môi trường rừng
- Việt Nam tham dự Hội nghị nhóm quan chức cao cấp Asean về lâm nghiệp lần thứ 27
- Xuất khẩu sang Hoa Kỳ: Kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng nửa cuối năm
- Bắc Mỹ tiếp tục là thị trường lớn nhất của ngành gỗ nội thất
- Cơ hội xuất khẩu đồ nội thất của Indonesia sang UAE có thể tăng lên
- Xuất khẩu đồ nội thất của Đức giảm nhẹ
- Mỹ tiếp tục gia hạn điều tra lẩn tránh thuế với tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu