11 tháng năm 2021, xuất khẩu gỗ sang thị trường Hoa Kỳ tăng 24,6%
Trong 11 tháng năm 2021, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Hoa Kỳ dẫn đầu đạt 7,9 tỷ USD, tăng 24,6% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 59,4% tổng trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 11/2021 đạt 1,27 tỷ USD, tăng 2,5% so với tháng 11/2020. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 915,7 triệu USD, giảm 9,9% so với tháng 11/2020. Trong 11 tháng năm 2021, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 13,4 tỷ USD, tăng 21,1% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 9,99 tỷ USD, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2020. Trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng nhanh trong tháng 11/2021 so với tháng 10/2021 và vượt mức trên 1 tỷ USD sau 3 tháng giảm mạnh do ảnh hưởng bởi làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4.
Tác động chính khiến ngành gỗ có sự chuyển biến tích cực trong những tháng cuối năm 2021 là nhờ những chính sách và hỗ trợ kịp thời của Chính phủ, cùng với đó là sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong ngành gỗ để duy trì sản xuất và xuất khẩu và nhu cầu tăng cao từ thị trường quốc tế.
Trong 11 tháng năm 2021, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Hoa Kỳ dẫn đầu đạt 7,9 tỷ USD, tăng 24,6% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 59,4% tổng trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam. Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ lớn, trong khi sản phẩm đồ gỗ nội thất bằng gỗ của Việt Nam đang được người tiêu dùng Hoa Kỳ ưa chuộng và đánh giá cao. Tuy nhiên, quy định xuất xứ, phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu vào thị trường này đang là vấn đề cần được quan tâm.
Vào cuối tháng 10/2021, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) đã cập nhật danh sách theo dõi các mặt hàng có nguy cơ gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp, trong đó có một số mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu sang Hoa Kỳ như: Gỗ dán từ nguyên liệu gỗ cứng, tủ gỗ, ghế sofa có khung gỗ, gỗ thanh và viền dải gỗ được tạo dáng liên tục. Hoa Kỳ là thị trường có nhu cầu cao và sức tiêu thụ lớn đối với mặt hàng này của Việt Nam, nhưng thị hiếu của người tiêu dùng Hoa Kỳ liên tục thay đổi, các yêu cầu và quy định ngày càng nghiêm ngặt.
Do đó để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này, các doanh nghiệp ngành gỗ cần tiếp tục nâng cao chất lượng, phù hợp với xu hướng, nhu cầu tiêu dùng mới, chú trọng tính hợp pháp và sự an toàn, thân thiện với môi trường.
Các thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn tiếp theo trong 11 tháng năm 2021 là: Trung Quốc đạt 1,37 tỷ USD, tăng 26,6% so với cùng kỳ năm 2020; Nhật Bản đạt 1,29 tỷ USD, tăng 11,2%; Hàn Quốc đạt 796,8 triệu USD, tăng 9,5%; Anh đạt 239,4 triệu USD, tăng 15,5%...
Gỗ Việt
- Nhiều cơ sở sản xuất gỗ tại Trung Quốc đã ra thông báo cắt đơn hàng hoặc thông báo nghỉ lễ
- Thị trường Nội thất gia đình tại Mỹ dự kiến tăng trưởng 8,22 tỷ USD từ năm 2020 - 2025
- Nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Trung Quốc tăng nhẹ trong 9 tháng đầu năm 2021
- Trung Quốc: Xuất khẩu đồ gỗ nội thất và ghế khung gỗ có mức tăng lớn
- Nga sẽ tăng thuế xuất khẩu một số loại gỗ vào năm 2022
- Gỗ sồi nhập từ EU tăng mạnh về lượng và trị giá
- Mỹ huỷ bỏ mức thuế 25% đối với 25 sản phẩm xuất khẩu của Ấn Độ
- Hoa Kỳ tăng thuế đối với gỗ xẻ của Canada
- Thị phần đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam tăng trong tổng nhập khẩu của Canada
- Xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Trung Quốc tăng mạnh trong 9 tháng đầu năm 2021
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh