Dấu ấn ngành gỗ năm 2018: Năm của những sức bật nội tại
Năm 2018 là một năm phát triển kinh tế đã đạt được nhiều thành tựu to lớn.
GDP của Việt Nam dự kiến đạt 6,8 -7%, đây là mốc tăng trưởng cao nhất từ trước tới nay. Nền kinh tế quốc gia Việt Nam phát triển mạnh và bền vững đã tạo sức bật cho kinh tế nông nghiệp phát triển mang tính đột phá. Năm 2018 kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp đạt trên 40 tỉ USD trong đó có 9,3 tỉ USD giá trị xuất khẩu lâm sản toàn quốc. Đây cũng là một trong các ngành có giá trị xuất khẩu cao nhất trong ngành hàng xuất khẩu của nông nghiệp, cùng với những thành tựu đã đạt được, công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đã đóng góp nhiều dấu ấn tốt đẹp.
Ông Nguyễn Tôn Quyền - Phó chủ tịch,
Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam
Thủ tướng đặt mục tiêu cho ngành gỗ Năm 2018
lần đầu tiên trong nhiều thập niên qua Thủ tướng Chính phủ triệu tập và chủ trì một hội nghị gỗ Việt Nam. Tại hội nghị trên Thủ tướng đã đánh giá những kết quả đã đạt được và xác định các định hướng phát triển cho ngành công nghiệp gỗ Việt Nam, trong đó yêu cầu công nghiệp gỗ Việt Nam đến năm 2025 đạt 20 tỉ USD. Với quyết tâm của Chính phủ và thủ tướng Chính phủ đã lan tỏa đến nhiều Bộ, ngành và địa phương quan tâm về đề xuất các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho ngành CN gỗ Việt Nam phát triển nhanh, mạnh và bền vững.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị đối thoại với ngành gỗ năm 2018
Luật Lâm nghiệp có hiệu lực Luật Lâm nghiệp được Quốc hội thông qua năm 2017.
Đây là lần đầu tiên trong bộ Luật Việt Nam có một chương riêng về chế biến và thương mại lâm sản. Điều đó thể hiện sự chuyển biến nhận thức và tư duy về vai trò, vị trí quan trọng của ngành Lâm nghiệp đối với phát triển kinh tế, xã hội và môi trường của đất nước ta. Năm 2018 là năm Bộ Nông nghiệp và PTNT đã thể hiện sự quyết tâm cao và nỗ lực không mệt mỏi cùng với sự phối hợp có hiệu quả của các ngành, các bộ có liên quan và các địa phương đã hoàn thành 4 nghị định và 7 thông tư hướng dẫn Luật Lâm nghiệp trong cùng một năm. Đây là lần đầu tiên một bộ Luật được ban hành mang tính đồng bộ và toàn diện. Đồng bộ về các văn bản pháp lý (Luật, Nghị định, Thông tư). Đồng bộ về thời gian có hiệu lực. Kể từ ngày 1/1/2019 Luật Lâm nghiệp năm 2017 và các Nghị định và Thông tư hướng dẫn thực thi Luật đều có hiệu lực. Đồng bộ và nhất quán về các quy định của Luật, Nghị định và thông tư.
Giá trị xuất khẩu đạt 9,3 tỉ USD
Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu lâm sản cao nhất từ trước đến nay. Từ giá trị kim ngạch xuất khẩu nêu trên có thể thấy những điều nổi bật: Giá trị xuất khẩu đạt 9,3 tỉ USD, giá trị nhập khẩu chỉ đạt trên 2 tỉ USD. Điều đó có nghĩa ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam có giá trị xuất siêu cao nhất trong các ngành hàng của nông nghiệp đạt gần 7 tỉ USD. Trong tổng giá trị xuất khẩu 9,3 tỉ USD thì doanh nghiệp thuần túy Việt Nam chiếm đạt 5,3 tỉ USD chiếm 57%, doanh nghiệp FDI chỉ đạt gần 4 tỉ USD chiếm 43%. Đây cũng là lần đầu tiên doanh nghiệp thuần Việt Nam vượt các doanh nghiệp FDI về kim ngạch xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp thuần túy Việt Nam trong năm 2018 đã đạt kim ngạch xuất khẩu từ 50 triệu USD cho đến 270 triệu USD/năm. Điển hình như các doanh nghiệp: Hào Hưng, Woodlands, Nafoco, Mifaco, Thanh Thành Đạt, Năng lượng An Việt Phát, Tiến Đạt,… Doanh nghiệp thuần Việt đã vươn lên mạnh mẽ xứng tầm với các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp trong khu vực.
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất
Về khoa học công nghệ, trong năm 2018 đã xuất hiện nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh lâm nghiệp đã áp dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến trong sản xuất, ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Lần đầu tiên ở huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang – Công ty TNHH Hào Hưng phối hợp với tỉnh Hà Giang để xây dựng một vườn ươm giống cây lâm nghiệp với quy mô trên 10 triệu cây giống/năm. Vườn ươm cây giống này áp dụng công nghệ cao từ việc chọn tạo giống và nhân giống như công nghệ tế bào, công nghệ gien, công nghệ sử dụng vật liệu mới ở vườn ươm, công nghệ tưới phun. Ngoài xây dựng vườn ươm cây giống, công ty còn đầu tư xây dựng 12.000 ha vườn trồng ở Hà Giang, sau đó sẽ tiếp tục xây dựng một nhà máy chế biến gỗ quy mô lớn ở Hà Giang với công suất 100.000 m3 gỗ/năm. Tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, Công ty CP Woodlands đã xây dựng một nhà máy chế biến với các công đoạn xẻ - sấy – sơn phủ bề mặt bằng công nghệ tự động hóa đem lại hiệu quả cao. Tỉ lệ thành khí gỗ xẻ từ rừng trồng trước đây chỉ đạt gần 50%, nay với công nghệ tự động hóa đã đạt được tỉ lệ gần 80%, với chất lượng gỗ xẻ cao đáp ứng được yêu cầu của thị trường thế giới. Trong năm 2018, Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Lâm nghiệp đã tổ chức hội thảo và công bố các kết quả nghiên cứu khoa học về công nghệ cho ngành chế biến gỗ. Công nghệ ứng dụng vật liệu mới, gia công tiên tiến, biến tính gỗ, công nghệ nano, công nghệ sấy sinh thái, công nghệ sản xuất chất phủ bề mặt, keo dán. Công nghệ thông tin, công nghệ tự động hóa trong chế biến và bảo quản lâm sản, sử dụng phế liệu, phụ phẩm trong lâm nghiệp. Ứng dụng công nghệ vật liệu mới, tạo các sản phẩm gỗ composite chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu gỗ cho xây dựng và chế biến đồ mộc.
Phát triển đồng đều trên cả nước
Đối với cơ cấu phân bố doanh nghiệp chế biến gỗ vùng miền đến năm 2018 này đã có sự chuyển biến rõ rệt. Khoảng hai thập niên trước đây, khi nói đến doanh nghiệp chế biến gỗ, người ta chỉ biết đến doanh nghiệp chủ yếu tập trung ở Đông Nam Bộ và Duyên Hải Miền trung, cho đến thời điểm hiện tại, ở phía Bắc đã hình thành nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ lớn với giá trị doanh thu từ 50 -75 triệu USD/năm như Công ty Woodlands ở Hà Nội, Công ty Nafoco ở Nam Định, Công ty MDF 1/5 ở Nghệ An, Công ty Nitori ở Hà Nội, Công ty Quế Lâm ở Phú Thọ,.. và đang chuẩn bị khởi công xây dựng nhà máy chế biến gỗ ở Hà Tĩnh, Hà Giang,…. Các doanh nghiệp chế biến gỗ ở miền Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung chủ yếu sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu thì các tỉnh miền Bắc lại tập trung sản xuất sản phẩm gỗ tiêu thụ nội địa. Tính đến năm 2018 này 90% sản phẩm gỗ nội địa đã được sản xuất ở các tỉnh phía Bắc và được tiêu thụ trên khắp toàn quốc. Không chỉ dừng lại sản xuất các sản phẩm gỗ tiêu thụ nội địa, các tỉnh phía Bắc cũng tham gia vào sản xuất đồ gỗ xuất khẩu. Điển hình như thành phố Hà Nội, giá trị kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2018 đạt trên 400 triệu USD, Vĩnh Phúc trên 200 triệu USD. Với giá trị xuất khẩu này Hà Nội chỉ đứng sau Bình Dương, Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh. Kể từ năm 2018 này các tỉnh thành phía Bắc sẽ sánh vai cùng với miền Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung tiến bước trên con đường xây dựng ngành công nghiệp gỗ Việt Nam phát triển mạnh, nhanh và bền vững đúng trong TOP đầu của các quốc gia có nền công nghiệp gỗ lớn nhất trên thế giới.
Nguyễn Tôn Quyền Phó chủ tịch,
Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam
- Diễn đàn Ngành công nghiệp Chế biến gỗ với Thủ tướng Chính phủ (ngày 22/2/2019), công bố báo cáo thường niên ngành gỗ (21/2/2019)
- Thủ Tướng nguyễn Xuân Phúc: Việt nam Phải là Trung Tâm đồ gỗ Và nội Thất của Thế giới
- Nhiều lựa chọn về thị trường cho ngành gỗ Việt Nam
- Xuất khẩu lâm sản lập kỷ lục 9,3 tỷ USD năm 2018
- Ngành gỗ trước những bước ngoặt mới
- Trồng rừng có chất lượng : Bắt đầu từ khâu chọn giống
- Bắc Mỹ: Nhập khẩu ván ép và veneer theo hướng ngược nhau
- Hoàn thiện sản phẩm gỗ: Khoa học tạo ra sự phát triển
- Xuất khẩu lâm sản 10 tháng đầu năm 2018 ước đạt hơn 7,6 tỉ USD
- Ngừng tạm nhập, tái xuất gỗ rừng tự nhiên từ Lào và Campuchia
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu