Đề án Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng: Niềm tin của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chính phủ Việt Nam đã thông báo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (Số 1288/QĐ-TTg) về việc phê duyệt Đề án quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng bằng cách thành lập Hệ thống chứng nhận rừng quốc gia về hợp tác quốc tế với Chương trình phê duyệt các quy trình chứng chỉ rừng (PEFC).
Điều này khẳng định tầm nhìn và nhận thức của chính phủ Việt Nam về Quản lý rừng bền vững (SFM) và chứng chỉ rừng hoàn toàn được kết nối thông suốt và cần thiết đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành công nghiệp gỗ Việt Nam. Mục đích của Chính phủ là mở rộng hơn gấp đôi diện tích rừng hiện có là 235.000 ha, tăng thêm 300.000 ha vào năm 2020, nâng tổng số diện tích lên hơn nửa triệu ha. Bình luận về sự kiện này, ông Nguyễn Tôn Quyền, Tổng thư kí Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam cho biết, “Chúng tôi hoan nghênh sáng kiến này của Chính phủ để đảm bảo và chứng minh hoạt động quản lý rừng bền vững của nước ta”.
Ông Bùi Chính Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Phát triển sản xuất Lâm nghiệp, Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam phát biểu
tại một buổi tập huấn tại Hà Nội
Mục tiêu đặc biệt có thể là chứng chỉ nhóm dành cho các hộ gia đình nhỏ, trong khi Chính phủ nhận ra rằng điều này đã phải được thực hiện bằng cách sử dụng cách thức tiếp cận trên quy mô lớn với diện tích tối thiểu 3.000 ha hoặc nhiều hơn, bao gồm cả các vườn cao su hoặc rừng cao su. Một số dự án thí điểm đã được triển khai ở miền Trung Việt Nam. Do đó, các tổ chức có liên quan đã được trao quyền và tài trợ để thực hiện Đề án Hệ thống chứng chỉ rừng của Việt Nam (VFCS) bao gồm cả sự công nhận quốc tế của PEFC. Đáp lại thông báo này, ông Bùi Chính Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Phát triển sản xuất Lâm nghiệp, Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam cho biết: “Chúng tôi sẵn sàng trở thành người triển khai và liên lạc chính cho VFCS”. Việt Nam, thông qua chương trình 886, đã triển khai chương trình đào tạo quốc gia về SFM. TS Trần Lâm Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lâm sinh, Viện Hàn Lâm Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam bổ sung, "Trong việc phối hợp đào tạo này, chúng tôi sẽ làm việc để xây dựng các nhóm chuyên gia và giảng viên quốc gia sẵn sàng triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ".
TS Trần Lâm Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lâm sinh, Học viện Khoa học Lâm nghiệp, thực hiện đào tạo
theo Quyết định 886 để xây dựng đội ngũ chuyên môn quốc gia
Bình luận thay mặt cho PEFC International, Richard Laity nói, “Từ khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, chúng tôi đã thực hiện hai khóa đào tạo ba ngày tập trung vào tìm nguồn cung ứng nhỏ. Tôi rất biết ơn và tự hào khi được làm việc với các bên liên quan về việc phát triển các quy trình chứng nhận quy mô nhỏ ở Việt Nam. Chúng tôi mong muốn hợp tác với nhiều bên liên quan để đạt được lợi nhuận thúc đẩy tính bền vững”.
Tóm lại, quyết định cuối cùng thiết lập VFCS theo cam kết của Chính phủ Việt Nam trong giai đoạn huy động hai năm sẽ cần sự tham gia của tất cả các bên liên quan của Việt Nam làm việc với PEFC International.
Michael Buckley - GV106
- Doanh nghiệp ngành gỗ cao su: Những thách thức từ nguồn nguyên liệu
- Phát triển từ nguyên liệu gỗ rừng trồng
- Gỗ sồi biến tính nhiệt (TMT) mang tới những cơ hội mới
- Đẩy mạnh quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng (FSC) tại Thanh Hóa
- Xây dựng thương hiệu ngành gỗ: Giá trị cốt lõi của ngành gỗ
- Ngành gỗ xuất khẩu: Bền, nhưng chưa vững
- 3.000ha rừng trồng đạt chứng chỉ FSC
- Để thu được nhiều hơn từ chuỗi giá trị ngành gỗ
- Trồng rừng gỗ lớn - đòn bẩy cho kinh tế lâm nghiệp Yên Bái
- Chứng chỉ xanh tỷ USD cho ngành gỗ Việt Nam
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu