Xây dựng thương hiệu ngành gỗ: Giá trị cốt lõi của ngành gỗ
Ngành gỗ là ngành công nghiệp bền vững theo thời gian, là ngành có giá trị gia tăng cao nếu khai thác đủ chiều sâu. Xây dựng thương hiệu quốc gia cho ngành gỗ là bước đầu tư chiến lược để có những bước tiến dài hơi hơn trong tương lai. Bởi vì thương hiệu quốc gia là chất xúc tác tốt nhất cho việc xúc tiến thương mại của rất nhiều ngành nghề liên quan
Xây dựng thương hiệu quốc gia thành công đồng nghĩa với việc sử dụng tốt nhất nội lực cốt lõi của cộng đồng giúp thị trường phát triển bền vững. Đồng thời, giúp doanh nghiệp có điều kiện phát triển tầm nhìn, định hướng, tăng nguồn khách hàng tự tìm đến, dễ tiếp cận thị trường quốc tế và tối ưu hóa lợi nhuận. Trong lĩnh vực đồ gỗ, ít ai biết nội thất trang bị cho phòng First Class của hãng hàng không hạng sang thế giới Emirates được làm bởi Việt Nam. Đến Park Hyatt st Kitts and Nevis, khách sạn 5 sao bậc nhất thuộc vùng biển Caribbean, với những tiện nghi tuyệt hảo, không đâu sánh bằng. Cả công trình này đã thực hiện hoàn toàn với 70 công nhân Việt Nam được đưa sang đây, đạt doanh thu hơn 16 triệu USD, tương đương doanh số một năm sản xuất đồ gỗ xuất khẩu của một doanh nghiệp có 700 người.
Đó là một trong những dẫn chứng mà ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Hiệp hội gỗ và mỹ nghệ thành phố Hồ Chí Minh (HAWA) đã nêu ra trong hội nghị “Định hướng, giải pháp phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu” vào đầu tháng 8. Theo ông, nội lực của doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đã và đang được cải thiện rất lớn trong thời gian vừa qua. Ngành gỗ đang có sự thay đổi tư duy quản lý sản xuất lớn theo mô hình chuyên nghiệp dây chuyền, doanh nghiệp đầu tư công nghệ khá nhanh theo hướng nâng cao năng suất giảm bớt thâm dụng lao động. Lợi thế khác là Việt Nam đang sở hữu cơ cấu dân số trẻ, nguồn lực trong độ tuổi lao động lên đến 55 triệu người, điều mà nhiều quốc gia khác đang mơ ước. Quan trọng hơn cả là sự khéo léo vốn có của nguồn nhân lực, bẩm sinh đã rất phù hợp với những yêu cầu sản xuất của ngành chế biến gỗ và thủ công mỹ nghệ. Người Việt có năng khiếu làm trong ngành này, muốn thăng tiến và có động lực vươn lên. Chỉ cần doanh nghiệp làm cho họ thấy rằng ngành này có cơ hội, những người trẻ ấy sẵn sàng dấn thân và gắn bó với nghề. Thứ ba, ngành gỗ may mắn có được nguồn nguyên liệu hợp pháp từ rừng trồng để sản xuất đồ nội thất xuất khẩu. Lợi thế này giúp doanh nghiệp liên tục xuất siêu ở mức cao trên 70%. Đây chính là cơ sở để hình thành bản sắc riêng, niềm tự hào quốc gia: Việt Nam là trung tâm sản xuất đồ gỗ hợp pháp, chất lượng và bền vững của thế giới. Nhờ vậy, chúng ta có một chuỗi sản xuất hoàn hảo và khép kín, sử dụng hơn 420.000 lao động thường xuyên tại các nhà máy với năng suất bình quân khoảng 23.000 USD/người/ năm và cộng thêm hơn 1,2 triệu lao động có liên quan, tạo ra nhiều giá trị cho xã hội. Nhờ tổng hòa tất cả những lợi thế trên, trong 15 năm qua, chỉ số phát triển ngành rất tốt. Dù ở thời kỳ kinh tế toàn cầu có khó khăn thì chế biến gỗ vẫn duy trì mức phát triển bình quân 12,5%/năm. Ngành gỗ Việt Nam cũng chỉ mới sử dụng khoảng 30-40% nội lực, còn rất nhiều nguồn lực chưa được khai thác như hiệu quả đầu tư công nghệ, nâng tầm quản trị, đầu tư thiết kế, phân phối thương mại, xây dựng thương hiệu, v.v… tất cả những gì chưa làm đều có thể là cơ hội cho doanh nghiệp khi phát triển. Sẽ không quá lời khi nói rằng, với tất cả những lợi thế và tiềm năng vốn có, ngành gỗ, nội thất Việt Nam là ngành có thiên thời, địa lợi, nhân hòa trong giai đoạn này; bởi ngành gỗ thuộc nhóm khó quản lý, đòi hỏi trình độ tay nghề khéo léo, nhanh nhạy, có nhiều yếu tố kỹ thuật rất phù hợp với người công nhân và nông dân Việt Nam. Rất hiếm quốc gia phát triển được nghề gỗ và cũng vì vậy mà chúng ta có ít đối thủ cạnh tranh. Đồng tình với nhận định này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng cho rằng, việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu gỗ quốc gia, thương hiệu sản phẩm gỗ còn yếu, chưa có nhiều thương hiệu gỗ, lâm sản Việt Nam có khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới, việc xuất khẩu thông qua đối tác nước ngoài do vậy hiệu quả và giá trị mang lại thấp, chúng ta có nhiều mặt hàng chúng ta có thể sản xuất được, với chất lượng cao, nhưng phải nhập khẩu do chưa có thương hiệu có thể cạnh tranh được ngay ở thị trường trong nước. Theo Thủ tướng, chính phủ và các cơ quan ban ngành sẽ khuyến khích, giúp các doanh nghiệp gỗ xây dựng thương hiệu theo các chương trình của Bộ Công Thương trong thời gian tới. Từng thương hiệu của từng doanh nghiệp sẽ là điểm sáng để tập hợp, vẽ nên bức tranh cho cả ngành chế biến gỗ Việt Nam.
NAM ANH – GV 103
- Ngành gỗ xuất khẩu: Bền, nhưng chưa vững
- 3.000ha rừng trồng đạt chứng chỉ FSC
- Để thu được nhiều hơn từ chuỗi giá trị ngành gỗ
- Trồng rừng gỗ lớn - đòn bẩy cho kinh tế lâm nghiệp Yên Bái
- Chứng chỉ xanh tỷ USD cho ngành gỗ Việt Nam
- Hiệp hội Gỗ phản ứng gay gắt về cáo buộc nhập lậu gỗ từ Campuchia của EIA
- LINH KIỆN SẢN PHẨM GỖ: Tác động tới thị trường
- HÚT ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU: Cần có các chính sách mới
- Công nghệ mới có thể tự động xác định và phân loại các loài gỗ
- Gỗ ván ép: Tương lai của các thành phố lớn
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu