HÚT ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU: Cần có các chính sách mới
Xây dựng vùng nguyên liệu gỗ ổn định, tạo ra các khu vực rừng trồng để ổn định phát triển đang trở thành một trong những yêu cầu được thực hiện mạnh mẽ trong thời gian qua đối với các doanh nghiệp gỗ Việt Nam.
Ông Điền Quang Hiệp, công ty Gỗ nội thất Minh Phát II, cho biết, nguồn cung nguyên liệu gỗ không ổn định chính là mối lo của các doanh nghiệp chế biến gỗ, nhưng trong thời gian này, bài toán nguyên liệu đã giảm bớt căng thẳng, nhưng việc có nguồn cung ổn định sẽ mang tới nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp.
“Để đảm bảo nguồn cung, chúng tôi thậm chí phải tổ chức họp với các nhà cung ứng gỗ nguyên liệu, ứng trước tiền để họ mua cánh rừng phục vụ khai thác dần. DN phải bỏ ra một số vốn khá lớn, song dự kiến cũng chưa đủ để ổn định nguồn nguyên liệu gỗ phục vụ cho DN trong khoảng 1 – 2 năm tới”, ông Hiệp cho biết.
Để thoát khỏi tình trạng thiếu hụt nguyên liệu, các doanh nghiệp đang hướng tới phát triển trồng rừng phục vụ nhu cầu sản xuất gỗ trong nước, nâng cao diện tích trồng rừng, tăng mức đầu tư vào trồng rừng để bảo đảm sự ổn định cho tất cả các đầu mối.
Trong thời gian qua ở Bình Dương, Hiệp hội chế biến gỗ Bình Dương (BIFA) kiến nghị để giữ nguồn nguyên liệu thô trong nước, Nhà nước cần ban hành các chế tài cần thiết. BIFA nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc hài hòa lợi ích của người trồng rừng, doanh nghiệp, và các cơ quan quản lý nhà nước trong chế biến gỗ.
Đồng thời cũng kêu gọi, trong thời gian tới, cần liên kết các doanh nghiệp ngành gỗ với nhau, trước mắt là tập trung vào nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất. “Việc liên kết này chỉ có thể thành công khi cộng đồng doanh nghiệp hướng đến mục tiêu chung là ngành gỗ cả nước cần đặt trọn niềm tin vào nhau”, BIFA nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam cũng đề nghị chính phủ xem xét cấm xuất khẩu gỗ tròn, gỗ hộp, gỗ xẻ thô… như nhiều quốc gia trong khu vực đã làm; đồng thời, đề nghị Bộ Tài chính xem xét hướng dẫn mức thuế xuất khẩu đối với một số mặt hàng gỗ.
Bên cạnh đó, Nhà nước cần phải có các quy định cụ thể để giúp doanh nghiệp biết gỗ nào là gỗ hợp pháp, tránh tình trạng bị nước sở tại phạt vì mua phải gỗ nguyên liệu bất hợp pháp. cũng như cần tạo điều kiện cho các tổ chức kinh tế tham gia trồng rừng vay vốn dài hạn để duy trì rừng trồng đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất đồ gỗ xuất khẩu.
Trong khi đó, theo chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển, để giữ vững đà phát triển, ngành gỗ cần có thêm những chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư, phát triển vùng nguyên liệu ngành gỗ. Nếu tạo được sự đột phá trong công nghiệp phụ trợ, ngành gỗ sẽ có thêm chỗ dựa vững chắc, nâng cao năng lực cạnh tranh để tiếp tục mở rộng thị trường, tăng giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ. Mặt khác, các chuyên gia khuyến nghị trong khi chờ chính phủ điều chỉnh chiến lược phát triển các vùng trồng nguyên liệu gỗ, các doanh nghiệp nên đẩy mạnh việc nâng cao năng suất lao động để giảm giá thành, chi phí sản xuất, nâng sức cạnh tranh. Doanh nghiệp cũng cần chủ động nguồn nguyên liệu về lâu dài, bởi nếu không chủ động sẽ gây rất nhiều khó khăn cho chính các doanh nghiệp.
GỖ VIỆT số 101
TRẦN TOẢN
- Công nghệ mới có thể tự động xác định và phân loại các loài gỗ
- Gỗ ván ép: Tương lai của các thành phố lớn
- NGÔI NHÀ BÊN DÒNG SUỐI
- KHỬ NHIỄM GỖ TÁI SỬ DỤNG: NÂNG CAO VÒNG ĐỜI GỖ
- Cấp phép FLEGT: Những bài học từ Indonesia
- Nhập khẩu gỗ từ Châu phi: Có thể kiểm soát rủi ro
- Gam màu sáng cho ngành gỗ
- Quan điểm: Hội nhập từ các hộ gia đình
- PEFC: Xây dựng Chứng Chỉ Smart và tầm nhìn hướng tới tương lai
- SỬA ĐÔI LUẬT VỀ KHAI THÁC GỖ BẤT HỢP PHÁP CỦA ÚC
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu