Quan điểm: Hội nhập từ các hộ gia đình
Ngành gỗ đang hội nhập sâu vào thị trường thế giới, vì vậy làng nghề gỗ cũng cần phải hội nhập, nhưng đó lại là vấn đề không đơn giản đối với làng nghề. Vậy chúng ta phải làm thế nào, và các cơ quan quản lý cần làm gì để hỗ trợ làng nghề trong điều kiện này? Dưới đây là quan điểm của Nguyễn Thu Trang – Ban Pháp chế VCCI về vấn đề này.
Việt Nam hội nhập từ lâu rồi, nhưng tới thời điểm hiện tại mới nói tới câu chuyện làng nghề gỗ trong bối cảnh hội nhập. Có vấn đề mà trước đây chúng ta ít để ý đến, khi nói tới hội nhập là nói tới xuất khẩu gỗ, mà các làng nghề phần lớn là tiêu thụ nội địa, do vậy các làng nghề rất yên tâm, hội nhập tất nhiên cũng là một phần phải cạnh tranh ở thị trường trong nước. Thời điểm hiện tại, khi bàn tới vấn đề hội nhập nghĩa là chúng ta đánh giá tầm quan trọng của làng nghề gỗ nói chung. Khi chúng ta ký kết hiệp định VPAF/ FLEGT ký với EU thì vấn đề ở chỗ, trước đây các làng nghề không quan tâm vì không xuất khẩu tới thị trường EU. Nhưng đối với hiệp định này thì các yêu cầu của nó áp dụng cho tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại, mua bán liên quan tới gỗ, kể cả sản xuất cho thị trường nội địa. nên đối tượng bị tác động đầu tiên và trực tiếp và bất lợi nhất là các làng nghề gỗ.
Có thể, các hộ kinh doanh chưa thấy lợi ích của việc kí kết hợp tác, nhưng họ đang phải đứng trước một bất lợi đó là phải tuân thủ toàn bộ các quy định của VPA, một loạt các tiêu chí đã thấy các hộ gia đình phải tuân thủ rất vất vả. Trong bối cảnh như vậy chúng ta phải biến các hoạt động sản xuất chế biến gỗ của các làng nghề gỗ từ phi chính thức sang chính thức. Vì yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất của VPA là tuân thủ tất cả các quy định pháp luật mà cái đầu tiên là đăng ký kinh doanh, sau đó tới thuế, môi trường,.. chứ chưa nói tới tuân thủ nguồn gốc gỗ ở đâu và như thế nào?
Nếu không tuân thủ được việc này thì Việt Nam và EU sẽ có vấn đề. Và các cơ quan nhà nước sẽ phải chặt chẽ trong vấn đề này. Các hộ gia đình ở làng nghề gỗ sẽ phải chuyển từ phi chính thức sang chính thức. Theo một số quan điểm đánh giá, có thể hình thức phi chính thức chưa phạm luật nhưng theo quy định của pháp luật, tất cả các hộ gia đình kinh doanh trong làng nghề gỗ đều thuộc diện bắt buộc phải đăng ký, hai tiêu chí được quyền không đăng ký là sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông lâm thủy sản,.. nếu chúng ta không gắn với sản xuất cả nguyên liệu thì không phải đăng ký, thì chúng ta là sản xuất thương mại và công nghiệp, riêng về tiêu chí này chúng ta đã không đáp ứng được, chưa nói tới ở mức tiêu chí ở dưới mức thu nhập thấp, trong khi đó UBND không đưa ra tiêu chí về mức thu nhập thấp.
Do vậy tất cả các hộ gia đình không đăng ký là vi phạm, như vậy đã là vi phạm VPA. Làng nghề có tới 74,5% chưa đăng ký kinh doanh, vậy là đã vi phạm về vấn đề đăng ký kinh doanh. Vậy các giải pháp lựa chọn chính sách xử lý như thế nào đối với trên 70% hộ gia đình không đăng ký?
Đối với giải pháp không làm gì cả, quan điểm này không thể là một giải pháp vì nó tác động tiêu cực và cơ sở không bền vững. Theo tôi chúng ta không thực hiện được quan điểm này không phải vì nó không bền vững vì nó trực tiếp vi phạm VPA. Việc để cho tồn tại giải pháp giảm yêu cầu pháp lý đối với với các cơ sở chính thức trước, tức là chúng ta giảm tiêu chuẩn đối với các hộ gia đình đăng ký và các doanh nghiệp. Ví dụ giảm yêu cầu về môi trường và lao động. Chúng ta không lựa chọn được yêu cầu này vì, trong các hiệp định thương mại tự do mà chúng ta ký kết gần đây ví dụ như TTP hay hiệp định thương mại Việt Nam – EU, chúng ta cam kết không giảm chuẩn, chỉ có tăng lên. Đối với giải pháp thứ 3, xử lý mạnh tay, vi phạm thì phải xử phạt, nhưng nó vẫn tồn tại tới bây giờ đây là lý do, hiện nay chưa có thống kế chính thức, vì nền kinh tế phi chính thức – nền kinh tế ngầm của Việt Nam đang rất lớn, nếu chúng ta làm giải pháp triệt để là cắt hết thì sẽ là một cú sốc lớn đối với xã hội và kinh tế. Giải pháp duy nhất có thể làm được hiện này đó là chuyển các cơ sở phi chính thức thành chính thức, có nghĩa là các hộ gia đình chưa đăng ký kinh doanh phải đi đăng ký kinh doanh.
Việc đi đăng ký kinh doanh có thể lựa chọn đăng ký kinh doanh dạng doanh nghiệp và dạng hộ gia đình kinh doanh. Hiện nay chính phủ đang có những biện pháp rất mạnh mẽ để thúc đẩy các hộ kinh doanh chuyển sang doanh nghiệp. Nhưng nhìn lại ở góc độ toàn diện thì các hộ gia đình trong làng nghề để khuyến khích họ chuyển sang đăng ký hình thức kinh doanh hộ là bước đầu tiên. Chúng ta vừa ban hành luật hỗ trợ DN nhỏ và vừa, luật này chỉ hỗ trợ cho DN, nếu đăng ký kinh doanh dạng hộ sẽ không được hưởng bất kỳ hỗ trợ nào về luật này. Chưa nói đến tính hiệu quả của Luật. Những biện pháp khuyến khích trong Luật này nếu được thực hiện một cách hiệu quả thì cũng có tác dụng thu hút các hộ kinh doanh đăng ký và hộ kinh doanh đã đăng ký chuyển sang dạng đăng ký doanh nghiệp.
Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa rất còn khá chung chung, toàn bộ biện pháp hỗ trợ giao hết về các bộ, ngành và UBND, đối với ngành gỗ để được hỗ trợ thì sự tham gia của Bộ và UBND là rất quan trọng. Có một điều mà chúng ta cần phải quan tâm là nếu các hiệp hội, các làng nghề không vận động ở chính địa phương mình thì rất khó đạt được mục tiêu. Và khi thực hiện thì phải có căn cứ và có sự vận động chính sách phối hợp với các hiệp hội, tỉnh có lựa chọn chính sách của tỉnh, nhưng chúng ta phải vận động chính sách để được hỗ trợ. Đối với Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ thì các làng nghề và hộ kinh doanh được hỗ trợ theo văn bản về hỗ trợ các ngành nghề ở nông thôn, nhưng ít ai căn cứ vào đó để kêu gọi các biện pháp hỗ trợ.
Tuy nhiên tất cả các biện pháp hỗ trợ chỉ áp dụng đối với chủ thể kinh doanh chính thức thôi. Phi chính thức xưa nay là lựa chọn kinh doanh của rất nhiều hộ gia đình vì không phải nộp bất kỳ loại thuế nào, nhưng khi thực hiện VPA thì sẽ bị kiểm soát và xử lý, tới lúc đó cái lợi về việc không đăng ký còn ít hơn nhiều so với xử phạt mà hộ gia đình phải chịu, và việc xử phạt này cũng là một biện pháp để thúc đẩy họ chuyển sang hoạt động chính thức.
GỖ VIỆT số 98
- PEFC: Xây dựng Chứng Chỉ Smart và tầm nhìn hướng tới tương lai
- SỬA ĐÔI LUẬT VỀ KHAI THÁC GỖ BẤT HỢP PHÁP CỦA ÚC
- THÔNG PHẦN LAN: DƯỚI BÀN TAY TÀI BA CỦA NHỮNG NGƯỜI THỢ MỘC
- CÔNG NGHỆ XỬ LÍ BỀ MẶT: Công nghệ Italia đạt trình độ mới
- Hội nghị gỗ toàn cầu: Chiến lược Đổi mới và Định hướng thị trường - Chìa khóa tăng trưởng bền vữn
- Gỗ carbon hóa Nhật Bản: Kỹ thuật truyền thống chinh phục thế giới
- Nội thất gỗ công nghiệp kém chất lượng: Tác nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà
- Mực in gỗ: Sự đột phá của khoa học
- GỖ CỨNG HOA KỲ: GỖ CỦA TƯƠNG LAI
- Gỗ Phần Lan đảm bảo tính bền vững và được chứng nhận: NGUỒN GỖ TUYỆT VỜI VỚI NGÀNH CHẾ BIẾN GỖ VIỆT NAM
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh