GỖ CỨNG HOA KỲ: GỖ CỦA TƯƠNG LAI
Việc sử dụng gỗ cứng Hoa Kỳ chủ yếu trong các tòa nhà kể từ khi những người định cư châu Âu đầu tiên đến với thế giới mới. Tất nhiên họ đã sử dụng các loại gỗ cứng như sồi đỏ để làm chuồng ngựa, hàng rào và đường sắt, nhưng việc sử dụng gỗ cứng chủ yếu để làm đồ nội thất, sàn nhà và đồ mộc. Các loài gỗ như thích, anh đào, uất kim hương/gỗ dương và sồi không có khả năng kháng bệnh nấm trong điều kiện thời tiết ẩm ướt thì giờ đây có thể thay đổi.
"Gỗ biến đổi nhiệt được định nghĩa là loại gỗ đã được biến đổi qua một quá trình nhiệt phân gỗ, được gia nhiệt ở nhiệt độ trên 180°c trong điều kiện không có oxy. Quá trình này tạo ra một số thay đổi về cấu trúc các thành phần tế bào trong gỗ (như lignin, cellulose và hemicellulose) làm tăng độ bền của nó. Hàm lượng oxy rất thấp hoặc không chứa oxy ngăn không cho gỗ cháy ở nhiệt độ cao như vậy. Một số công nghệ khác được sử dụng với các phương thức khác nhau, bao gồm thay thế oxy bằng khí nitơ hoặc hơi nước hoặc bằng chân không. Quá trình này giới hạn khả năng hấp thụ độ ẩm của gỗ, do đó, các sản phẩm có kích thước ổn định hơn và ít bị cong, vênh và co rút khi gặp các thay đổi về độ ẩm."
Các thử nghiệm với các dự án bên ngoài do Hội đồng xuất khẩu gỗ cứng Hoa Kỳ lắp đặt thành công với gỗ biến đổi nhiệt (TMT) ở một số loài, điều này đã định hướng cho các thị trường và ứng dụng mới. Gỗ biến đổi nhiệt không hoàn toàn mới, nó đã được phát triển chủ yếu với gỗ mềm và gỗ cứng ở Mỹ và Châu Âu. Nó đơn giản là loại gỗ đã trải qua một trong các quá trình biến đổi nhiệt làm giảm lượng đường tự nhiên của nó nhằm cải thiện sức đề kháng chống thối rữa và sâu bệnh trong điều kiện thời tiết ẩm ướt. Điều mới mẻ là tính sẵn có của TMT trong các loại gỗ cứng Hoa Kỳ ở Châu Á.
Một trong những dự án đầu tiên của aHEC là ghế băng ‘Infinity’ trên sân của bảo tàng Victoria & albert ở Luân Đôn - sử dụng gỗ tần bì, gỗ uất kim hương/gỗ dương, thích mềm và bạch dương. David Venables - Giám đốc aHEC tại châu Âu, người chủ trì chương trình phát triển cho biết “Có một thị trường gỗ biến đổi nhiệt đang nổi lên. Gỗ được khai thác từ các khu rừng gỗ cứng được quản lý tốt của Hoa Kỳ, thông qua chế biến, gỗ biến đổi nhiệt mang đến chất lượng, sự thân thiện với môi trường và sự thay thế bền vững cho các loài gỗ cứng nhiệt đới nhập khẩu”.
Cho đến nay, Gỗ cứng Hoa kỳ biến đổi nhiệt đã được sử dụng như gỗ tần bì biến đổi nhiệt được dùng làm ghế ‘aleni Recliner’, được thiết kế bởi nhà thiết kế New Zealand và được chế tạo bởi David Zubridge của New Zealand. Trước đây David sử dụng gỗ mềm biến đổi nhiệt, tuy biết rằng có thể nó không linh hoạt bằng gỗ trong trạng thái tự nhiên. Sản phẩm hoàn thiện là một chiếc ghế mầu nâu đỏ đậm mà David rất thích khi chế tạo nó, chiếc ghế đã được công nhận trên toàn thế giới, được trưng bày tại Hội chợ Thiết kế Dubai. Dự án ‘Room on a Hill” (tạm dịch là phòng trên đồi) tiếp tục làm hài lòng các em học sinh trường Chisenhale phía Đông Luân Đôn. Với kiến trúc bên ngoài học mà chơi do asif Khan - kiến trúc sư nổi tiếng của Luân Đôn thiết kế, tác phẩm được làm từ các thanh gỗ uất kim hương/gỗ dương biến đổi nhiệt gắn trong khung kim loại mạ kẽm kết hợp với ván sàn bằng gỗ tần bì biến đổi nhiệt. Công trình đã được khai trương gần hai năm nay, có khả năng chịu thời tiết tốt và đang chuyển sang màu xám bạc. Dự án “Bostanli footbridge” (tạm dịch là cầu Bostanli) và “Bostanli sunset lounge” (tạm dịch là phòng đợi hoàng hôn Bostanli) ở Izmir, Thổ Nhĩ Kỳ do các kiến trúc sư Studio Evren Basbug thiết kế. Hai công trình kiến trúc này được khai trương vào tháng 7/2016, đã tạo nên điểm hấp dẫn mới gắn liền với bờ biển. Phòng đợi hoàng hôn mang đến cho du khách cảm giác luôn được chào đón, có được điều này chủ yếu là do vân gỗ tự nhiên và tấm ván sàn gỗ tần bì được biến đổi nhiệt, công trình tạo thành hình thành một loạt các bậc thang bằng gỗ nằm trên sườn đồi rợp bóng cây trên khắp con đường xuống biển. Vị trí này như một bài kiểm tra khắt khe về hiệu suất của gỗ. Bởi ở vị trí này, gỗ bị phơi ra và dễ hư hỏng do thời tiết, do tia cực tím từ ánh sáng mặt trời gây ra, địa điểm nằm ngay trên bờ biển nên toàn bộ gỗ đều chịu ảnh hưởng ăn mòn của nước biển. Với tiến trình thử nghiệm trong gần một năm qua và kiến trúc sư thường xuyên ghé thăm những nơi này để xem có bất kỳ hư hại đáng kể nào đối với vật liệu không. Basbug cho hay “Loại gỗ này vẫn tốt và càng trở nên đẹp hơn”. ‘Maggie’s Centre’ (tạm dịch là Trung tâm của Maggie) ở anh đã công bố việc sử dụng vì mục đích thương mại đầu tiên về thanh gỗ uất kim hương/ gỗ dương biến đổi nhiệt. Kiến trúc sư alex de Rijke đã thiết kế một tác phẩm sò điệp đẹp, xếp dọc theo mặt tiền của trung tâm chăm sóc ung thư mới gần Manchester. Đây có thể là “thời hoàng kim” của gỗ uất kim hương/gỗ dương biến đổi nhiệt khi khả năng thực tế của nó đã được minh chứng và được giới kiến trúc ưa chuộng, cùng với gỗ sồi đỏ, gỗ uất kim hương/gỗ dương được lựa chọn là loại gỗ chủ đạo cho các dự án trong tương lai.
Việc sử dụng các loài gỗ này mang lại sức mạnh và tính cơ học cùng với sự ổn định và hiệu suất bên ngoài tốt hơn cho đồ nội thất ngoài trời cũng như nội thất trong điều kiện khí hậu nhiệt đới. Và hiện giờ gỗ cứng Hoa Kỳ TMT có sẵn ở châu Á.
Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, loại gỗ này thích hợp dùng để sản xuất cả đồ gỗ trong nhà và ngoài trời với độ bên và khả năng gia công cao, tại Châu Á, gỗ cứng biến đổi nhiệt của Hoa kỳ đang sẵn có trên thị trường.
Gian hàng trưng bày gỗ cứng Hoa Kỳ gần đây tại triển lãm chế biến gỗ IFMaC ở Jakarta, do Jarrod Lim thiết kế với gỗ sồi trắng biến đổi nhiệt, đã giới thiệu cho các kiến trúc sư và các nhà thiết kế người Indonesia những cơ hội mà công nghệ này mang lại trong ngành gỗ cứng. Vật liệu đã được Omega Mas chế biến ở miền Đông Java, gần Surabaya. Giám đốc điều hành Dietmar Dutilleux cho biết “Đầu năm nay, chúng tôi đã lắp đặt một lò sấy gỗ kín, hiện đang áp dụng cho một số loài gỗ bản địa. Đối với gỗ cứng Hoa kỳ, đây là lần đầu tiên chúng tôi dùng phương pháp này cho gỗ sồi trắng và cho kết quả rất tốt”.
GỖ VIỆT số 94
MICHAEL BUCKLEY, MPHIL,FIWSC
- Gỗ Phần Lan đảm bảo tính bền vững và được chứng nhận: NGUỒN GỖ TUYỆT VỜI VỚI NGÀNH CHẾ BIẾN GỖ VIỆT NAM
- TUẦN LỄ CHỨNG NHẬN RỪNG PEFC HELSINKI, THÁNG 11
- Khi rừng trở thành nguồn xả khí cacbon
- Công trình Smile: Sự phát triển của gỗ cứng CLT
- Kiến trúc mới: Hướng tới mẹ thiên nhiên
- Xu hướng tiêu dùng thay đổi: Động lực cho thay đổi công nghệ chế biến gỗ
- Làng Sinh Thái: Không gian sống mới của người Kenya
- Sáng tạo trong xây dựng: CẦU MÚT THỪA BẰNG GỖ KHÔNG CẦN SỬ DỤNG CÁC VÍT
- GỖ từ miền Bắc Phần Lan
- Năm 2017 giá gỗ xẻ mềm có xu hướng tăng lên trên toàn cầu
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh