Gỗ carbon hóa Nhật Bản: Kỹ thuật truyền thống chinh phục thế giới
Tổ tiên, cư dân bản địa và người có yêu cầu tối thiểu; ba đối tượng này đã định hình kiến trúc Nhật Bản từ trong quá khứ, một quốc gia đã và đang là nguồn cảm hứng về văn hoá và công nghệ đối với rất nhiều nền văn hoá khác.
Trong những thập kỷ gần đây, các kỹ thuật phổ biến của Nhật Bản đã lan rộng khắp thế giới, không chỉ trong lĩnh vực công nghệ mà còn trong các lĩnh vực kỹ thuật và nghệ thuật. Trong lĩnh vực kiến trúc, việc nắm bắt và tái phát minh các vật liệu và kỹ thuật xây dựng khác nhau, chẳng hạn như carbon hóa mặt ngoài gỗ đang là vấn đề tiếp tục được thảo luận.
Kỹ thuật phổ biến được biết đến tại Nhật Bản là Shou Sugi Ban, đến nay đã hơn ba trăm năm tuổi, kỹ thuật này được phát triển trên đảo Naoshima khi xử lý gỗ, sử dụng trong việc xây dựng các làng chài truyền thống. Việc xử lý này nhằm ngăn ngừa thiệt hại đối với gỗ dưới tác động của biển. Ban đầu, quá trình này đòi hỏi phải đốt cháy lớp gỗ bên ngoài thông qua sử dụng lửa, tuy nhiên, phương pháp thường thấy hiện nay là các tấm ván được đốt bằng đuốc. Bằng cách làm như vậy, các sợi bên ngoài của gỗ buộc phải phản ứng chống lại mối, nấm, và các lực tự nhiên khác trong nhiều thập kỷ.
Quá trình carbon hóa phải được thực hiện thông qua các công ty hoặc các chuyên gia đã được đào tạo về kỹ thuật. Quá trình bao gồm bốn bước. Bước thứ nhất, đốt gỗ, có thể được thực hiện trước khi lắp đặt hoặc được áp dụng trực tiếp trên bề mặt đã được cài đặt. Sau khi đốt cháy, gỗ được chải lên một lớp đất sét đặc biệt, loại bỏ lớp trên cùng của cacbon, đem đến cho gỗ độ bóng mới. Trong hai bước cuối, gỗ đã có tông màu đen – và một lớp chống thấm đặc biệt với dầu cây tuyết tùng nhằm đảm bảo sức chịu đựng lớn hơn, trước khi nhận được lớp bịt kín cuối cùng nhằm tránh các vết bẩn gây ra do bề mặt bị cháy.
Kiến trúc sư Nhật Bản Terunobu Fujimori đã sử dụng quá trình carbon hóa gỗ mà trước đây chỉ được sử dụng trong các dự án địa phương và đã đổi mới chúng. Kỹ thuật này của ông đã trở lên nổi tiếng, các tấm ván khít và được xử lý chống lại các tác động của thời gian, cũng như tạo thành các tác phẩm độc đáo đối với bề mặt gỗ.
Ở Nhật, kỹ thuật truyền thống đã được thay thế thông qua việc sử dụng và ứng dụng các vật liệu khác như polyme, đá và nhôm. Tuy nhiên, Fujimori là người đã phổ biến kỹ thuật này bằng việc đơn giản hóa, khiến nó lan ra ngoài biên giới Nhật Bản. Sự hiện diện đơn giản và đặc biệt của kỹ thuật này đã khiến cho các kiến trúc sư ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới thích thú với nó, tự đổi mới bằng việc ứng dụng và cấu thành mới.
GỖ VIỆT số 95
- Nội thất gỗ công nghiệp kém chất lượng: Tác nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà
- Mực in gỗ: Sự đột phá của khoa học
- GỖ CỨNG HOA KỲ: GỖ CỦA TƯƠNG LAI
- Gỗ Phần Lan đảm bảo tính bền vững và được chứng nhận: NGUỒN GỖ TUYỆT VỜI VỚI NGÀNH CHẾ BIẾN GỖ VIỆT NAM
- TUẦN LỄ CHỨNG NHẬN RỪNG PEFC HELSINKI, THÁNG 11
- Khi rừng trở thành nguồn xả khí cacbon
- Công trình Smile: Sự phát triển của gỗ cứng CLT
- Kiến trúc mới: Hướng tới mẹ thiên nhiên
- Xu hướng tiêu dùng thay đổi: Động lực cho thay đổi công nghệ chế biến gỗ
- Làng Sinh Thái: Không gian sống mới của người Kenya
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh