Nội thất gỗ công nghiệp kém chất lượng: Tác nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà
Một trong những nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà lớn nhất là từ đồ nội thất, đặc biệt là nội thất làm từ gỗ công nghiệp kém chất lượng, đó là một trong những vấn đề lớn được nêu ra tại hội thảo "Xu hướng sản xuất, sử dụng nội thất gỗ công nghiệp và những tác động đến chất lượng không khí trong nhà (IAQ)”, được tổ chức vào tháng 10 vừa rồi
Nghiên cứu của Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) cho thấy, ô nhiễm không khí trong nhà được là vấn đề được đánh giá nghiêm trọng và có mức độ gây tử vong cao nhất, vì có tới 80% - 90% hoạt động của con người diễn ra trong nhà. Một trong những nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà lớn nhất là từ đồ nội thất, đặc biệt là nội thất làm từ gỗ công nghiệp kém chất lượng…”, đó là một trong những thông tin được ông Phạm Văn Lương, Chủ tịch HPL Group chia sẻ tại hội thảo.
Tại hội thảo, các diễn giả đã chỉ ra các nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà bao gồm: khí radon từ vật liệu xây dựng, khí phát tán từ việc đốt cháy nhiên liệu trong bếp, lò vi sóng, từ các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi từ các sản phẩm ví dụ như mỹ phẩm và chất tẩy rửa, các chất gây nhiễm khuẩn sinh học từ con người, vật nuôi, cây cảnh và đặc biệt là Formadehyde từ các sản phẩm gỗ ép như đồ nội thất, cửa…
Hiện Việt Nam có gần 7.000 doanh nghiệp tham gia vào thị trường sản xuất đồ nội thất gỗ, trong đó có gần 3.000 doanh nghiệp tập trung vào xuất khẩu. Năm 2016, giá trị sản xuất của ngành đồ gỗ nội thất đạt 770 triệu USD và dự kiến sẽ vượt mức 1,1 tỉ USD vào năm 2020. Tuy nhiên, có tới hơn 80% sản phẩm nội thất trên thị trường được làm từ gỗ công nghiệp và phần lớn được sản xuất bởi các xưởng gia công, hộ sản xuất tại các làng nghề do đó khó kiểm soát formaldehyde trong sản phẩm nội thất...
TS.Trịnh Minh Đạt, Giám đốc Trung tâm Vật liệu xây dựng hữu cơ và Hóa phẩm xây dựng – Viện vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng cho biết: “Formaldehyde là chất cực độc có trong keo gắn gỗ dùng trong chế biến gỗ nhân tạo (gỗ công nghiệp). Formaldehyde có thể tồn dư trong các sản phẩm gỗ nhân tạo và phát tán ra không khí trong quá trình sử dụng.
Hiện Việt Nam mới đang xây dựng dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về keo dán gỗ. Trước đó, trong quy chuẩn Việt Nam 06/2009 đã quy định nồng độ formaldehyde tối đa cho phép tồn tại trong không khí xung quanh trong vòng 1 giờ là 20 microgam trong 1m3. Quy định là vậy nhưng dường như chưa có sự kiểm soát cho vấn đề này”.
Ông Tagawa Daichi, Giám đốc Khu vực Đông Dương - Tập đoàn AICA (Nhật Bản) chia sẻ: “Khí formaldehyde không màu nhưng có mùi hăng rất mạnh. Với nồng độ trên 0.1mg/kg trong không khí, formaldehyde hít phải gây kích ứng mắt và màng nhầy, rách, đau đầu, nóng ở họng và khó thở. Nếu uống phải dung dịch formaldehyde sẽ chuyển thành axit formic trong cơ thể, tăng hoạt động của tim, thở nhanh và nôn mửa, hạ thân nhiệt, hôn mê và tử vong.
Tại Nhật Bản, việc kiểm soát mức phát khí thải formaldehyde rất chặt chẽ, như sản phẩm muốn ra thị trường phải chịu nhiều khâu kiểm soát này…”.
GỖ VIỆT số 95
NAM ANH
- Mực in gỗ: Sự đột phá của khoa học
- GỖ CỨNG HOA KỲ: GỖ CỦA TƯƠNG LAI
- Gỗ Phần Lan đảm bảo tính bền vững và được chứng nhận: NGUỒN GỖ TUYỆT VỜI VỚI NGÀNH CHẾ BIẾN GỖ VIỆT NAM
- TUẦN LỄ CHỨNG NHẬN RỪNG PEFC HELSINKI, THÁNG 11
- Khi rừng trở thành nguồn xả khí cacbon
- Công trình Smile: Sự phát triển của gỗ cứng CLT
- Kiến trúc mới: Hướng tới mẹ thiên nhiên
- Xu hướng tiêu dùng thay đổi: Động lực cho thay đổi công nghệ chế biến gỗ
- Làng Sinh Thái: Không gian sống mới của người Kenya
- Sáng tạo trong xây dựng: CẦU MÚT THỪA BẰNG GỖ KHÔNG CẦN SỬ DỤNG CÁC VÍT
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh