Hội nghị gỗ toàn cầu: Chiến lược Đổi mới và Định hướng thị trường - Chìa khóa tăng trưởng bền vữn

29/11/2017 03:45

Rất nhiều diễn giả là các quan khách đại diện cho các cơ quan chính phủ, các khu vực tư nhân và các nhà tư vấn đã trình bày một loạt các chủ đề trước các quan khách tham dự đến từ 20 quốc gia với chủ đề bao quát là: “Các chiến lược đổi mới và định hướng thị trường: Chìa khóa tăng trưởng bền vững”. Thứ tarưởng vùng Sarawak phát biểu chính thức tại Hội nghị gỗ toàn cầu tổ chức tại Kuching, Malaysia, tháng 11 năm 2017.

Các bài trình bày được chuyển tải sáu chủ đề chính cùng với một diễn đàn:
• Triển vọng về gỗ toàn cầu: nhu cầu, nguồn cung và triển vọng
• Bộ gen và sự thực hành lâm sinh tốt: Yếu tố quyết định cho Năng suất và Khả năng sinh lời
• Các tiêu chuẩn, chứng nhận và nhãn sinh thái của các ngành gỗ và sản phẩm gỗ: Ảnh hưởng và lợi ích đối với thị trường Châu Á.
• Vật liệu thay thế cho gỗ phục vụ các ngành dựa vào gỗ: Khả năng phát triển và Triển vọng
• Sự thay đổi về nhu cầu sử dụng đồ gỗ ở thành thị; làn sóng tiếp theo trong ngành gỗ nội thất; Thiết kế, Nguyên liệu sử dụng và Công nghệ.
• Cách thức để các nước ASEAN có thể chuyển đổi ngành gỗ từ sản xuất theo đơn đặt hàng sang nâng cao giá trị gia tăng cao của sản phẩm. 
DIỄN VĂN KHAI MẠC do Thứ trưởng YB DATUK AMAR HAJI AWANG TENGAH BIN ALI HASANThứ trưởng thứ 2 phụ trách Phát triển Đô thị và các nguồn tài nguyên thiên nhiên và Bộ trưởng Bộ Phát triển Công nghiệp và Doanh nhân của Sarawak trình bày:
“Gỗ và các sản phẩm gỗ là những mặt hàng quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Năm 2015, trên cơ sở dữ liệu từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), thương mại toàn cầu về gỗ và sản phẩm gỗ đạt 411,27 tỷ USD, tăng 5,7% so với số liệu được ghi nhận năm 2011 là 389,28 tỷ USD. Các sản phẩm chủ yếu được kinh doanh trên toàn cầu bao gồm các sản phẩm đồ gỗ đạt 158,86 tỷ USD, tiếp đến là gỗ xẻ đạt 68,27 tỷ USD, ván ép đạt 29,36 tỷ USD, đồ mộc và đồ gỗ trong xây dựng (BJC) đạt 27,99 tỷ USD. 
Tương tự tại Malaysia, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của chúng tôi đã đạt trị giá 22,1 tỷ RM vào năm 2016. Con số này chiếm 17,92% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của lĩnh vực hàng hóa và 2,78% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Malaysia. Bộ Công nghiệp trồng trọt và Hàng hoá Malaysia dự đoán với đồng bạc xanh tăng giá, tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vào năm 2017 sẽ tăng 5%, vì Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất của Malaysia.
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Sarawak vào năm 2016 là 5,9 tỷ RM, chiếm khoảng 27% tổng lượng gỗ xuất khẩu của Malaysia, điều này rất có ý nghĩa. Tầm quan trọng của ngành gỗ ở Sarawak cũng được thể hiện trong việc đã sử dụng 150.000 người làm việc trực tiếp và gián tiếp.
Tại Sarawak, Chính phủ Nhà nước công nhận tầm quan trọng của việc quản lý rừng bền vững (SFM) nhằm giải quyết các vấn đề suy thoái rừng và nạn phá rừng đã và đang nảy sinh ở một số nước phát triển nhanh. Chúng tôi cũng rất ý thức được sự cần thiết phải thông qua SFM, mang lại lợi ích trực tiếp cho người dân cũng như bảo vệ môi trường sống của các khu vực rừng của chúng tôi. Tuy nhiên, hệ sinh thái rừng rất phức tạp và bị tác động nhiều bởi các yếu tố bên ngoài. Tương tự, các loại rừng khác nhau ở các vùng khác nhau trên thế giới đòi hỏi các chiến lược quản lý bền vững khác nhau. Vì vậy, chúng tôi tin rằng các tiêu chí để quản lý rừng bền vững phải liên tục thích nghi với hoàn cảnh mới; chúng phản ánh tình hình quốc gia, các điều kiện sinh thái và môi trường cụ thể cũng như các khía cạnh xã hội, kinh tế, chính trị, văn hoá và tinh thần.
Tại Malaysia, hệ thống chứng chỉ gỗ Malaysia (MTCS) là một trong 37 hệ thống được chứng nhận theo Chương trình phê duyệt các quy trình chứng chỉ rừng (PEFC). MTCS là một hệ thống quốc tế được công nhận và Malaysia là nước đầu tiên trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương có được sự công nhận này thông qua sự xác nhận 5 năm đầu tiên của Hội đồng PEFC vào năm 2009. Hệ thống MTCS cũng đã được tái xác nhận vào tháng 7 năm 2014 trong 5 năm tiếp theo.
Cho đến nay, hơn 4,66 triệu ha hoặc khoảng 1/3 tổng số rừng phòng hộ vĩnh viễn trong nước đã được chứng nhận theo MTCS để cung cấp gỗ và các sản phẩm gỗ bền vững. Con số này tương đương với 9,6% từ 44 triệu ha rừng nhiệt đới được chứng nhận trên thế giới. Gần đây, MTCS cũng đã được Chính sách Mua sắm của Chính phủ Hà Lan chấp nhận là chứng nhận gỗ bền vững. Việc chấp nhận này đã đánh dấu một thành tựu đáng kể đối với ngành gỗ của Malaysia và chắc chắn sẽ mở ra nhiều cơ hội cho gỗ và các sản phẩm gỗ ‘Made in Malaysia’ tiến vào thị trường Liên minh châu Âu.
Liên quan đến việc này, Chính phủ bang Sarawak sẽ bắt buộc tuân theo cách tiếp cận từng giai đoạn, đối với tất cả những việc nhượng đất trồng gỗ ở Sarawak đều được chứng nhận quản lý rừng để tăng cường quản lý rừng bền vững ở Sarawak.​
Chính phủ bang cũng đã tăng cường hệ thống xác minh tính hợp pháp của gỗ Sarawak (STLVS) bằng cách cung cấp một tiêu chuẩn chính thức bao gồm xác minh của bên thứ ba độc lập để đảm bảo tuân thủ các yêu cầu về mặt pháp lý theo pháp luật và quy định của Sarawak. Việc thực hiện đầy đủ STLVS sẽ giải quyết các vấn đề của các tổ chức phi chính phủ liên quan đến tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ lấy từ Sarawak.
Bộ của tôi đang thiết lập các định hướng rõ ràng và cam kết tăng cường tính thực thi của chúng tôi để chống lại và loại bỏ các hoạt động khai thác gỗ bất hợp pháp; đồng thời đảm bảo các bên liên quan trong ngành thực hiện một cách trung thành hoạt động Quản lý rừng bền vững. Chúng tôi cũng đặt mục tiêu giảm sự phụ thuộc vào rừng tự nhiên cho các nguyên liệu thô để cung cấp cho các nhà máy gỗ của chúng tôi. Hướng tới mục tiêu này, chúng tôi đang đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) và đẩy mạnh việc thành lập một khu rừng công nghiệp vững mạnh và khả thi trong nước. Chính vì vậy, tôi cho rằng hội nghị này là một diễn đàn hợp lý và kịp thời giúp cho các thành viên trong ngành gỗ hiểu rõ hơn về những thách thức và các sáng kiến mang tính chiến lược đang được thực hiện nhằm nâng cao hiệu suất và khả năng cạnh tranh của ngành gỗ trong nước và quốc tế “.
Sau đó tại chương trình hội thảo, ông Richard Laity, phụ trách Dự án và Phát triển PEFC International khu vực Đông Nam Á đã có cơ hội trình bày trước các đại biểu thông tin cập nhật đầy đủ về sự tăng trưởng của PEFC tại khu vực Đông Nam Á, nơi một số quốc gia hiện đang xây dựng các chương trình chứng nhận rừng quốc gia nhằm nhận được sự chứng thực của PEFC. Đã có 37 nước trên thế giới có các chương trình quốc gia được thông qua, việc này khiến PEFC là đại diện lớn nhất chiếm khoảng 60% rừng được chứng nhận trên toàn cầu.
Các diễn văn tổng thể bao gồm:
“Những ảnh hưởng và lợi ích của TPPA và RCEP đối với ngành gỗ ở châu Á?” Tiến sĩ Amalina Ahmad Tajudin, Giảng viên chính, Đại học Sains Islam Malaysia.
“Đánh giá tác động của COP 21 đối với rừng tự nhiên và rừng trồng ở Châu Á” của Ken Hickson, Chủ tịch sáng lập kiêm Tổng Giám đốc, Tổ chức Năng lực bền vững Châu Á (SASA)
'‘Tổng quan về ngành lâm nghiệp và gỗ của Sarawak'’của Tuấn Haji Sapuan Ahmad, Giám đốc Sở Lâm nghiệp, Sarawak
Hai ngày sau đó đã đề cập đến ‘Triển vọng Gỗ toàn cầu: Nhu cầu, Cung cấp và Triển vọng’, ‘Bộ gen và sự thực thi lâm sinh tốt’, ‘Tiêu chuẩn, Chứng nhận và Nhãn sinh thái’, ‘Vật liệu thay thế’, ‘Sự biến đổi thành thị’ và ‘Làn sóng tiếp theo đối với Đồ gỗ: Thiết kế, Vật liệu và Công nghệ ‘. Đây thực sự là một chương trình đầy tham vọng.
Đối với ngành đồ gỗ, Michael Buckley, chuyên gia tư vấn ngành gỗ từ Singapore đã đánh giá nhanh tình hình và triển vọng của các nhà sản xuất châu Á. Ông kết luận rằng ngành đồ gỗ, như mọi khi, đang phải đối mặt với những thách thức - trong đó việc cung cấp nguyên liệu thô và gia tăng luật pháp của chính phủ có lẽ là hai thách thức quan trọng nhất. Nhưng theo kịp với xu hướng cũng rất quan trọng, đặc biệt là thông qua dự đoán những gì người mua sẽ muốn. Trong tương lai, tầng lớp trung lưu có thể sẽ tập trung vào đồ nội thất hơn. Một ví dụ gần đây là nhu cầu ngày càng tăng đối với đồ nội thất trong không gian nhỏ hơn. Ông đã gợi ý rằng, khi hỏi một số công ty Mỹ và châu Âu là tại sao họ chấm dứt kinh doanh, và trong khi nhiều doanh nghiệp ở một nơi khác sẽ sử dụng lao động rẻ hơn, đặc biệt là ở châu Á, đằng sau việc cải tiến sản xuất và thiết kế có thể gần đáp án hơn. Cuối cùng, mua sắm trực tuyến và mua sắm ảo có thể trở thành một sự thách thức lớn cho ngành đồ gỗ.
“OECD dự đoán vào năm 2030, tầng lớp trung lưu sẽ chiếm 59% phần chi tiêu của thế giới, sẽ tập trung tại châu Á”
Bà Roberta Mutti từ Công ty tư vấn Ý đã thảo luận về sự thành công của ngành công nghiệp đồ gỗ Ý và tập trung vào tầm quan trọng của việc thiết kế và sự phát triển tương lai của tầng lớp trung lưu ở Châu Á. OECD dự đoán rằng trong năm 2030, tầng lớp trung lưu sẽ chiếm 59% phần chi tiêu của thế giới, sẽ tập trung tại châu Á – con số này hiện nay tăng từ 23%.
Cùng chung quan điểm như vậy với tương lai, Ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Tổng Thư ký, VIFORES từ Việt Nam đã trình bày hai bài báo về chiến lược lựa chọn các loài và chiến lược cho ngành đồ gỗ ở Việt Nam. Ông đã thảo luận về những thách thức dựa vào lượng gỗ nhập khẩu, các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp và sự phân tán của ngành gỗ, nhưng ông cũng đề cập đến những thành tựu của Việt Nam trong việc phục hồi rừng, cải cách quyền sử dụng đất và phát triển thị trường. Ở Việt Nam, lượng tiêu thụ gỗ hàng năm là 31 triệu m3 , với chỉ 23 triệu mt có sẵn trong nước và với trên 100 quốc gia cung cấp gỗ thì việc truy xuất nguồn gốc là một vấn đề.
Về thiết kế và xây dựng công trình bằng gỗ, các diễn giả đã có rất nhiều ý kiến gửi tới các đại biểu về những tiến bộ công nghệ và đặc biệt là triển vọng tươi sáng đối với việc xây dựng hiện nay khi sử dụng gỗ dán tấm lớn (CLT) đặc biệt ở các tòa nhà cao tầng.
Đây là một hội nghị, không chỉ tập trung vào các chủ đề về gỗ, mà còn thể hiện mối quan tâm tới sự kiện trùng hợp với chuyến thăm chính thức tới Sarawak do Hoàng tử Charles H.R.H., một trong những nhà hoạt động môi trường có tiếng của thế giới. Trong chuyến thăm của hoàng tử Charles, ngài đã trồng một cây tại Trung tâm Đa dạng Sinh học Sarawak.
GỖ VIỆT số 95