Dự báo nhập khẩu gỗ nguyên liệu sẽ tăng từ 5 - 10% trong nửa cuối năm 2022
5 tháng đầu năm 2022, nhập khẩu gỗ nguyên liệu ước đạt 1,302 tỷ USD, tăng 2,0% so với cùng kỳ năm 2021. Dự báo nhập khẩu gỗ nguyên liệu sẽ tăng từ 5 - 10% trong nửa cuối năm 2022.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tháng 5/2022 ước đạt 350 triệu USD, tăng 27,9% so với tháng 4/2022; so với tháng 5/2021 tăng 23,9% về trị giá. Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, nhập khẩu mặt hàng này ước đạt 1,302 tỷ USD, tăng 2,0% so với cùng kỳ năm 2021.
Nhập khẩu gỗ nguyên liệu tháng 4/2022 đạt 515,4 nghìn m³, trị giá 200,0 triệu USD, tăng 14,8% về lượng và tăng 18,9% về trị giá so với tháng 3/2022; so với tháng 4/2021 giảm 11,4% về lượng và tăng 4,4% về trị giá. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, nhập khẩu mặt hàng này đạt 1,754 triệu m³, trị giá 665,9 triệu USD, giảm 26,8% về lượng và giảm 10,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
4 tháng đầu năm 2022, lượng nhập khẩu các chủng loại gỗ lớn như: gỗ thông, tần bì, dương, gõ, sồi, bạch đàn, hương, vân sam… giảm so với cùng kỳ năm 2021. Trong khi đó, lượng nhập khẩu một số chủng loại tăng như: gỗ lim, teak, cao su, sến, căm xe, gụ…
Tháng 4/2022, giá nhập khẩu bình quân các loại gỗ nguyên liệu của Việt Nam đạt 388 USD/m³, tăng 3,5% so với tháng 3/2022; so với tháng 4/2021 tăng 17,8%. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, nhập khẩu mặt hàng này đạt 379,7 USD/m³, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2021.
4 tháng đầu năm 2022, lượng nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ các thị trường lớn như: Trung Quốc, EU, Thái Lan, Mỹ, Braxin, Chilê, New Zealand… giảm so với cùng kỳ năm 2021. Trong khi đó, lượng nhập khẩu từ một số thị trường tăng như: Camêrun, Lào, Papua New Guinea, Nigiêria, Achentina…
Dự báo, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong 6 tháng cuối năm 2022 tiếp tục tăng trưởng khả quan khi doanh nghiệp gỗ của Việt Nam có nhiều lợi thế so với các nước xuất khẩu đồ gỗ khác.
Mặc dù xu hướng xuất khẩu tăng trưởng khả quan, nhưng tình hình nhập khẩu gỗ nguyên liệu có xu hướng giảm mạnh, điều này cho thấy nguồn nguyên liệu trong nước đã phần nào đáp ứng được cho ngành gỗ chế biến xuất khẩu. Tuy nhiên, trong những tháng cuối năm nhu cầu gỗ nguyên liệu thường tăng cao, vì vậy lượng gỗ nguyên liệu nhập khẩu được dự báo sẽ tăng từ 5 - 10% trong nửa cuối năm 2022.
Để chủ động nguồn nguyên liệu phục vụ các nhà máy chế biến và hướng tới xây dựng nguồn nguyên liệu gỗ bền vững phục vụ xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy hoạch Quốc gia ngành lâm nghiệp Việt Nam, trong đó, sẽ tập trung rà soát, đánh giá diện tích đất lâm nghiệp và rừng trồng sản xuất hiện có, tạo vùng nguyên liệu tập trung, đủ lớn, gắn với quy hoạch các cơ sở chế biến, thị trường tiêu thụ.
Gỗ Việt
- Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 5 tháng đầu năm tăng nhẹ
- Hoa Kỳ khởi xướng điều tra xem xét phạm vi sản phẩm đối với tủ gỗ Việt Nam
- Hoa Kỳ lùi thời hạn khởi xưởng điều tra chống lẩn tránh thuế mặt hàng tủ gỗ nhập từ Việt Nam đến ngày 6/6/2022
- Doanh nghiệp ứng phó với phòng vệ thương mại: Chủ động, linh hoạt hơn
- Thủ tướng lên đường tham dự Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ, thăm, làm việc tại Hoa Kỳ, Liên Hợp Quốc
- Cảnh báo Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại với tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam
- Truy xuất nguồn gốc lâm sản chưa phụ thuộc vào kết quả phân loại doanh nghiệp
- Dự báo, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong nửa đầu năm 2022 tăng từ 5% đến 8%
- Hoa Kỳ gia hạn thời gian ban hành kết luận cuối cùng vụ việc điều tra đối với gỗ dán cứng từ Việt Nam
- Bàn giải pháp tăng nguồn cung nguyên liệu gỗ trong nước
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh