Thị phần đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Canada tăng
Năm 2021, nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Canada từ thị trường Việt Nam đạt 416,4 triệu USD, tăng 27,4%, chiếm 16,7% tổng trị giá nhập khẩu, tăng 0,4 điểm phần trăm so với năm 2020.
Theo số liệu của Cơ quan thống kê Canada, nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của nước này tháng 12/2021 đạt 199,2 triệu USD, giảm 12,2% so với tháng 12/2020. Năm 2021, nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Canada đạt 2,5 tỷ USD, tăng 24,6% so với năm 2020.
Năm 2021, Trung Quốc là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất cho Canada, đạt 901,8 triệu USD, tăng 26,2% so với năm 2020, chiếm 36,1% tổng trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Canada. Tiếp theo là thị trường Hoa Kỳ đạt 417,2 triệu USD, tăng 17,8%; Việt Nam đạt 416,4 triệu USD, tăng 27,4%, chiếm 16,7% tổng trị giá nhập khẩu, tăng 0,4 điểm phần trăm so với năm 2020.
Về chủng loại, nhập khẩu các mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ của Canada trong năm 2021 đều tăng mạnh so với năm 2020. Trong đó, ghế khung gỗ là mặt hàng Canada nhập khẩu nhiều nhất, đạt 979,5 triệu USD, tăng 29,3% so với năm 2020, chiếm 39,2% tổng trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Canada. Trong đó, trị giá nhập khẩu ghế khung gỗ từ Trung Quốc, Hoa Kỳ và Việt Nam chiếm 82,3% tổng trị giá nhập khẩu ghế khung gỗ của Canada. Nhập khẩu đồ nội thất phòng khách và phòng ăn vào Canada đạt 801,9 triệu USD, tăng 28,4% so với năm 2020, chiếm 32,1% tổng trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ. Canada nhập khẩu đồ nội thất phòng khách và phòng ăn nhiều nhất từ thị trường Trung Quốc, Việt Nam, chiếm 56,6% tổng trị giá nhập khẩu mặt hàng này của Canada.
Với nhu cầu nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ trên 2 tỷ USD/năm, Canada là thị trường rất tiềm năng đối với mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam. Tuy nhiên, mặt hàng đồ nội thất của Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm từ thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, Italy, Ba Lan, Malaysia tại thị trường này.
Do đó, để đẩy mạnh mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ tới Canada, các doanh nghiệp ngành gỗ của Việt Nam cần tập trung nghiên cứu xu hướng và nhu cầu tiêu dùng của thị trường để sản xuất các sản phẩm phù hợp, đáp ứng đúng nhu cầu của người tiêu dùng Canada. Đồng thời, tận dụng hiệu quả lợi ích có được từ Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Khai thác tốt thị trường Canada, sản phẩm nội thất bằng gỗ của Việt Nam còn có cơ hội đẩy mạnh sang các thị trường khác trong khu vực Bắc Mỹ, bởi Canada được xem là một cửa ngõ để đi vào khu vực Bắc Mỹ.
Gỗ Việt
- Thế giới chi kỷ lục 500 tỷ USD mua đồ gỗ nội thất, Việt Nam xuất được bao nhiêu?
- Năm 2022, doanh thu đồ nội thất toàn cầu dự kiến vượt 500 tỷ USD
- Giá gỗ xẻ mềm bắt đầu tăng vào đầu năm 2022
- Malaysia đặt mục tiêu xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong năm 2022 đạt 5,7 tỷ USD
- Ngành nội thất Thổ Nhĩ Kỳ đặt mục tiêu xuất khẩu 6 tỷ USD vào năm 2022
- Thị trường đồ nội thất tùy chỉnh của Trung Quốc dự kiến đạt 473 tỷ NDT vào năm 2022
- 11 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Trung Quốc đạt 23,2 tỷ USD
- Năm 2021, nhập khẩu gỗ lim giảm nhẹ về lượng
- Tắc nghẽn vận chuyển đang gia tăng tại cảng lớn nhất thế giới
- Nhu cầu và giá bật tăng, xuất khẩu cao su - “vàng trắng” lập kỷ lục mới
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu