Ứng phó giá dăm thấp: Tìm đầu ra cho doanh nghiệp
Dăm gỗ trong thời gian qua được coi là phát triển “nóng”. Việc phát triển ồ ạt các cơ sở dăm gỗ như hiện nay và với chính sách thuế xuất khẩu 2% có tác động tương đối nhiều tới các doanh nghiệp, Ông Trần Quang Luân - Tổng giám đốc Công ty TNHH Thanh Thành Đạt cho biết.
Giá dăm Việt Nam hiện nay đang bị ép, do vậy phải xuống giá. Nếu Việt Nam có nhà máy giấy đủ lớn để đối trọng thì sẽ không bị ép giá.
Theo ông, từ năm 2006 tới giờ dăm có biến động gì?
Năm 2015 chưa chịu thuế 2% hơn nữa giá bán dăm trên thế giới giữ ở mức khá cao so với hiện nay. Giá dăm làm bột giấy xuống, hàng tồn kho dăm nhiều do vậy giá bán dăm xuống. Hiện VN ko có nhà máy giấy nào để tiêu thụ hết lượng dăm trong nước. Đó là khó khăn mà chúng ta cần giải quyết. Theo tôi, những người làm quản lý cần tạo nguồn nguyên liệu cho các doanh nghiệp, tìm đầu ra cho người dân bằng cách đưa các nhà máy chế biến gỗ tinh vào hoạt động. Bên cạnh đó, khống chế số lượng nhà máy chế biến dăm, để hạn chế việc cạnh tranh rừng giữa các doanh nghiệp.
Việc áp thuế 2% với dăm có tác động như thế nào đến thị trường này?
Đối với doanh nghiệp xuất khẩu dăm, khó khăn là rõ ràng, DN cũng muốn đầu tư đi vào chế biến sâu những sẽ bắt đầu từ năm 2017. Thực tế cho thấy phát triển ở miền Trung quản lý dăm là khó, do các nhà máy dăm nhỏ đang phá giá dăm của Việt Nam. Họ không phải đóng thuế và bán hàng giá rẻ cho Trung Quốc. Theo đó, thương nhân Trung Quốc dùng giá bán này để ép các doanh nghiệp lớn xuất với giá đó. Như công ty chúng tôi hai tháng nay xuất khẩu hàng rất ít, do không có nguyên liệu, và tỉnh không cấp cho khai thác rừng.
DN ảnh hưởng gì và làm gì để hỗ trợ người dân và đơn vị khai thác?
Hiện nay, tất cả các doanh nghiệp đang cố gắng để tiết kiệm từ sản xuất, như điện sử dụng, quản lý. Tất cả những việc này để bù vào giá dăm trên thế giới đang xuống. Như công ty chúng tôi đang làm không có lợi nhuận. Để đối phó với việc giá dăm giảm, hiện công ty đã thông báo tới các đối tác, các hộ trồng rừng, không nên khai thác rừng, không nên ôm rừng và chờ giá dăm ổn định. Ví dụ, hôm nay họ khai thác, họ thuê nhân công khai thác với giá cao nhưng bán ra với giá thấp thì chắc chắn họ sẽ bị lỗ.
Định hướng của nhà nước về tạo nguồn nguyên liệu gỗ lớn phục vụ cho chế biến gỗ tinh có hợp lý không?
Tạo nguồn nguyên liệu gỗ lớn là chính sách hợp lý, vì nó buộc các doanh nghiệp phải phát triển rừng bền vững và lâu dài. Nhưng chúng ta cần tính tới người trồng rừng, cần hỗ trợ họ trồng rừng dài hạn trên 10 năm. Theo tôi, quan trọng nhất là chọn đối tượng phù hợp, họ có đủ điều kiện kinh tế để kéo dài thời gian trồng rừng không?. Bên cạnh đó việc quy hoạch vùng nguyên liệu cũng cần được quản lý sát sao, chúng ta cần xác định rõ khu vực trồng rừng, tập trung trồng cây gì để sau này thu hoạch hiệu quả cao hơn. Ngoài ra, đảm bảo bao tiêu sản phẩm cho người trồng rừng với giá thành cao hơn so với bán cho dăm, cũng như người trồng rừng và doanh nghiệp phải có sự phát triển chuyên sâu về rừng hơn và tìm giống cây trồng tốt hơn.
GỖ VIỆT số 80
- Gỡ khó cho doanh nghiệp gỗ Bình Dương
- Triển khai Dự án SCORE: Cải thiện hiệu suất lao động
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đối thoại với Doanh nghiệp: Đẩy mạnh tinh thần khởi nghiệp, xây dựng văn hóa doanh nhân
- Xuất khẩu gỗ cứng Hoa Kỳ toàn cầu đạt ngưỡng 3.3 tỷ USD
- NHLA tổ chức hội thảo 03 ngày về Phân hạng gỗ cứng Hoa Kỳ tại Việt Nam
- JYSK – thương hiệu đồ nội thất quy mô toàn cầu từ Đan Mạch khám phá thị trường Việt Nam
- Định giá rừng: Xin đừng trậm chễ
- Xuất khẩu gỗ sang Trung Quốc: Nhiều rủi ro cần tránh
- Đàm phán TPP chưa tìm được tiếng nói chung
- Rủi ro tiềm ẩn từ xuất khẩu gỗ sang Trung Quốc
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu