Định giá rừng: Xin đừng trậm chễ
Hiện có một thực tế đang diễn ra tại hầu khắp các địa phương trên cả nước là diện tích rừng trồng của người dân thì chủ yếu khai thác non do người dân thiếu vốn sản xuất, còn tại các lâm trường dù đã đến tuổi nhưng rừng lại không được khai thác, dù theo thông tư số 35 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn không có quy định trước khi khai thác rừng trồng phải được định giá và thực tế chưa có công ty Lâm nghiệp nào bị ảnh hưởng về việc định giá rừng trồng. Nhưng nên chăng vẫn cần lắng nghe ý kiến của các đơn vị quản lý rừng trồng.
Là đơn vị quản lý tới trên 30 nghìn ha rừng trong đó có 1000 ha rừng trồng , nhưng, suốt 10 năm qua dù 500 ha diện tích rừng thông đã đến tuổi được lấy nhựa, nhưng Công ty lâm nghiệp Đăk Tô vẫn không có nguồn thu từ trồng rừng do toàn bộ diện tích rừng chưa được định giá, trong khi đó họ vẫn phải cắt cử người chăm sóc và bảo vệ rừng thông.
Ông nguyễn Thành Chung, giám đốc Công ty cho biết, định giá rừng trồng là cách để đơn vị tự chủ có thể liên doanh liên kết, đảm bảo không những phát triển nguồn vốn rừng đấy, mà còn tạo liên doanh liên kết, và cổ phần để tạo vốn cũng như trồng rừng ở nơi khác nữa. Cơ chế rừng trồng là để các doanh nghiệp phát huy nguồn vốn rừng trồng, thì bây giờ chưa được quan tâm sâu sát và tất cả đang còn sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, chưa được tự chủ trong vốn kinh doanh, vì chưa định giá được rừng.
Đây cũng là thực trạng chung của các công ty lâm nghiệp tại tỉnh Kon Tum. Hàng nghìn ha thông đã được khai thác nhựa song bao năm qua vẫn bỏ ngỏ. Mỗi một vòng đời của cây thông được tính bằng khoảng 30 năm, tính trung bình nếu đấu giá để khai thác nhựa thì thấp nhất 1ha thông 10 năm tuổi sẽ có giá 70 triệu đồng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc rừng trồng ở đây chỉ có giá trị về che phủ. Và nếu không được sớm định giá thì chỉ chưa đầy 10 năm nữa nó sẽ được thay thế bằng loạt cây trồng mới.
Huyện Đắk Tô của tỉnh Kon Tum có rừng trồng nằm trong dự án 5 triệu ha rừng và đến nay sau gần 20 năm thì giá trị củamỗi ha rừng đã tăng lên hơn 150 triệu đồng, tuy nhiên do chưa được định giá nên toàn bộ diện tích rừng đang bị lãng phí và điều này cũng gây nhiều khó khăn cho việc sản xuất của các chủ rừng.
Vì thế, dù được cho là quản lý giá trị tài sản lớn nhưng nguồn vốn tại các công ty lâm nghiệp lại không thể quay vòng. Người dân được giao trông coi rừng cũng mới chỉ được thụ hưởng số tiền hơn 300 nghìn/ha từ nguồn chi trả dịch vụ môi trường. Trên thực tế các đơn vị lâm nghiệp nhiều năm qua mới chỉ thực hiện nhiệm vụ trồng rừng, việc thương mại hóa rừng trồng chưa có cơ sở để thực thi.
Theo ông Nguyễn Văn Tân, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Lâm sản tỉnh Khánh Hòa, chỉ tiêu về khai thác gỗ rừng và giao quyền tự chủ cho các công ty doanh nghiệp hoàn toàn không có. Mô hình phát triển rừng như vậy thì công ty lâm nghiệp cần được quyền tự chủ hơn và từ đó sẽ khai thác rừng một cách bền vững hơn, tức là từ khai thác đến khi thương mại hóa các sản phẩm về lâm nghiệp thì nó thành một chuỗi sản xuất, và công ty lâm nghiệp sẽ tự chủ và phát triển hơn. Muốn phát triển rừng thì phải gắn với thương mại thì mới đầu tư cho thương mại phát triển hơn.
Theo các cơ quan chức năng, sở dĩ các địa phương chưa thể tổ chức định giá rừng trồng bởi trong Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 việc định giá mới chỉ dừng lại ở nguyên tắc. Tức là với từng loại rừng cụ thể hiện chưa có phương án và cách thức định giá. Nói về vấn đề này, Ông Nguyễn Bá Ngãi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, những quy định về mặt pháp luật hiện nay thì mới được nguyên tắc định giá rừng chứ chưa nói được phương pháp và cách thức tính định giá rừng , như vậy nguyên tắc còn chưa đầy đủ, rõ ràng giai đoạn tới không chỉ quy định về nguyên tắc mà còn phải quy định về phạm vi điều chỉnh, mức độ phương pháp và cách tính toán thì mới có thể triển khai được.
Do đó, việc định giá cần được sớm thực hiện, điều này không chỉ giúp nâng cao giá trị rừng mà còn là cơ sở để thực hiện tái cơ cấu ngành lâm nghiệp cũng như phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ ngày 15/10 vừa qua. Đồng thời, một bài toán nữa cũng đang đòi hỏi các cơ quan chức năng phải đưa ra phương án và cách thức định giá rừng là giá tài sản dịch vụ môi trường của rừng. trong khi chờ đợi những quy định cụ thể thì giá trị lâm sản từ hàng nghìn ha rừng trồng vẫn đang có nguy cơ bị lãng phí./.
Trần Toản
Theo Gỗ Việt số 73 - tháng 11/2015
- Xuất khẩu gỗ sang Trung Quốc: Nhiều rủi ro cần tránh
- Đàm phán TPP chưa tìm được tiếng nói chung
- Rủi ro tiềm ẩn từ xuất khẩu gỗ sang Trung Quốc
- 2 năm thực hiện đề án tái Cơ cấu Lâm nghiệp: Nhân rộng những điển hình
- Các thương hiệu lớn chống sử dụng gỗ bất hợp pháp
- Sáng tạo từ gỗ Anh Đào
- Giới thiệu về công ty PEFSO CO.,lTD
- Đồ Gỗ Liên Hà: Những tín hiệu vui đầu xuân
- Tìm đường....... xuất khẩu ngược
- Lâm nghiệp còn cửa hút vốn ODA
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu