2 năm thực hiện đề án tái Cơ cấu Lâm nghiệp: Nhân rộng những điển hình
6 tháng đầu năm 2015, ngành lâm nghiệp đạt mức tăng trưởng tới 8,3%, Đây là mức tăng trưởng cao nhất của ngành từ trước đến nay. Tuy nhiên, giá trị và sản lượng của ngành lâm nghiệp trong chưa cao, ước chỉ đạt chưa đến 30.000 tỉ đồng (hơn 1 tỉ USD), trong khi toàn ngành nông nghiệp có thể đạt 1 triệu tỉ đồng cả năm 2015.
Đó là kết luận của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát tại Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện tái cơ cấu ngành lâm nghiệp, nhân rộng mô hình điển hình .
Tăng trưởng chưa như kỳ vọng
Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, Việt Nam được đánh giá là một trong 21 nước kinh tế trong khu vực châu Á Thái Bình Dương có tốc độ phục hồi rừng nhanh về cả độ che phủ rừng và trữ lượng rừng, nhưng kinh tế rừng chưa được chú trọng đúng mức, để nâng cao giá trị kinh tế của rừng, giúp bà con sống từ nghề rừng ổn định, có như vậy thì ngành lâm nghiệp mới phát triển bền vững, đem lại màu xanh cho quốc gia…
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Bá Ngãi, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, qua hai năm triển khai thực hiện tái cơ cấu lâm nghiệp, giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp tiếp tục tăng trưởng mạnh, đạt bình quân 6,57%/năm, so với 5,03% so với giai đoạn 2010-2012, vượt mục tiêu đề án đề ra.
Giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản tăng mạnh, gấp hơn 2 lần trong vòng 5 năm từ 3,035 tỉ/năm giai đoạn 2010-2012 lên 6,267 tỉ USD/năm giai đoạn 2013 đến nay. Cho đến hết kì I, dù thị trường quốc tế diễn biến phức tạp nhưng xuất khẩu gỗ và lâm sản vẫn tiếp tục tăng, đạt 2,691 tỉ USD, tăng 8,0% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, tỉ trọng hàng chế biến tinh chiếm khoảng 85%.
Tuy nhiên theo ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, năm 2015, ngành công nghiệp gỗ khó đạt được chỉ tiêu xuất khẩu 7 tỉ USD như đã đề ra. Nguyên nhân là do đồng Euro mất giá; giá đầu vào như điện, xăng dầu tăng; lãi suất ngân hàng dự kiến tăng; thị trường trọng điểm chưa có những hợp đồng mua lớn….
Thực hiện kế hoạch nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ qua chế biến, bước đầu đã đạt được một số kết quả tại một số địa phương. Cụ thể, trong năm tháng đầu năm, mặc dù sản lượng gỗ khai thác tăng khoảng 13% so với cùng kỳ năm 2014, nhưng lượng dăm gỗ xuất khẩu giảm khoảng 15%, trong đó chủ yếu là thị trường Trung Quốc.
Một số tỉnh trọng điểm xuất khẩu dăm gỗ đã ban han hành kế hoạch ngừng sản xuất dăm gỗ xuất khẩu từ năm 2015 (Bình Định) nhằm tạo nguyên liệu gỗ lớn cho sản xuất, chế biến sản phẩm gỗ xuất khẩu. Một số doanh nghiệp đã đầu tư sản xuất sản phẩm xuất khẩu từ phế liệu, mùn cưa, dăm gỗ như viên nén năng lượng (Công ty CP Thương mại Quảng Trị, Công ty Lâm nghiệp Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh).
Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đồng ý xây dựng dây chuyền hai của Nhà máy ván MDF của Tập đoàn cao su Việt Nam tại tỉnh Bình Phước nhằm sử dụng nguyên liệu gỗ rừng trồng, gỗ cao su tại khu vực Đông Nam Bộ.
Cần khắc phục những hạn chế
Sau 2 năm thực hiện tái cơ cấu, công tác trồng rừng tiếp tục được các địa phương tích cực triển khai, bình quân hàng năm cả nước trồng được trên 200.000 ha rừng tập trung, trong đó 90% là rừng sản xuất. Dịch vụ môi trường thực sự trở thành nguồn tài chính quan trọng bền vững của ngành lâm nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ và phát triển rừng, tăng thu nhập cho người dân làm nghề rừng, tạo nguồn tài chính bền vững, giảm áp lực chi ngân sách nhà nước, bình quân hàng năm thu được 1.200 tỉ đồng, góp phần chi trả cho 2,8-3,4 triệu ha rừng.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện triển khai tái cơ cấu còn khá nhiều hạn chế. Điển hình là việc triển khai thực hiện Đề án chưa đồng bộ. Nhiều địa phương chưa thực sự quan tâm, triển khai chậm, thậm chí còn lúng túng. Đến nay, còn 25 tỉnh, thành phố chưa phê duyệt Đề án/kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành lâm nghiệp tại địa phương mình.
Kết quả tái cơ cấu trong thực tiễn mới chỉ là bước đầu và chưa tạo được chuyển biến rõ rệt; tăng trưởng của ngành chưa vững chắc. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất còn chậm; kinh tế hộ nhỏ lẻ ngày càng bộc lộ những hạn chế, yếu kém; lầm trường quốc doanh/công ty lâm nghiệp Nhà nước đổi mới chậm…
Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ những yếu kém chủ quan như nhận thức về tái cơ cấu ngành, cách tiếp cận trong nhiều lĩnh vực chậm thay đổi tư duy cũ vẫn ảnh hưởng ở nhiều lĩnh vực của ngành. Hoạt động nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật của các tổ chức Nhà nước hiệu quả chưa cao trong khi sự tham gia của doanh nghiệp, sự liên kết giữa các tổ chức Nhà nước và doanh nghiệp còn hạn chế…
Một vấn đề được Bộ trưởng Cao Đức Phát vô cùng quan tâm và đặt câu hỏi trong nhiều hội nghị của ngành lâm nghiệp là trong nhiều thập kỷ qua, ngoài cây keo và bạch đàn, ngành lâm nghiệp gần như chưa tìm ra loại cây nào khác có tính phổ quát trên diện rộng cũng như đem lại giá trị kinh tế cao hơn.
Tại sao một số địa phương có nhiều cây bản địa mang lại hiệu quả kinh tế như cây Phay ở Tuyên Quang, Cây Còng ở Yên Bái và Cây Còng trắng ở Hã Tĩnh,.. và có triển vọng không thấy các nhà khoa học nghiên cứu nhân rộng mà hiện tại chỉ tập trung vào cây Keo và cây Bạch Đàn?
Theo Thứ trưởng Bộ NN và PTNT Hà Công Tuấn, kết quả bước đầu thực hiện tái cơ cấu ngành lâm nghiệp rất tích cực, nhưng các địa phương vẫn phải chủ động triển khai thực hiện hiệu quả. Những địa phương chưa phê duyệt Đề án/kế hoạch hành động cần khẩn trương hoàn thiện, phê duyệt trước quý IV/2015. Bên cạnh việc tiếp tục nhân rộng các mô hình sản xuất lâm nghiệp hiệu quả cao, địa phương cần có cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư liên kết với người dân sản xuất theo chuỗi trong lâm nghiệp, đặc biệt là chính sách tín dụng hỗ trợ người dân có thể đầu tư thâm canh trồng rừng, có thể kéo dài chu kỳ trồng rừng hơn..
Như ông Lê Thiện Phương, cựu chiến binh, nông dân trồng 30 ha rừng keo ở tỉnh Yên Bái rất thành công trong mô hình trồng rừng và kết hợp chăn nuôi, năm 2014 gia đình ông đã thu được 480 triệu đồng từ gỗ rừng trồng và 250 triệu từ chăn nuôi kiến nghị, nhà nước nên hỗ trợ nông dân trồng rừng bằng cách cho vay vốn với lãi suất thấp và thời gian dài hơn, hiện chỉ 3- 5 năm, trong khi trồng gỗ rừng ít nhất phải từ 5- 8 năm và nếu kéo dài được 10 năm thì chất lượng giá thành cao gấp gần 2 lần nhưng vì thiếu vốn mà bà con phải chặt gỗ sơm để bán nên giá trị rừng trồng thấp, vì thế thu nhập của nguoi dân trồng rừng không cao và thiếu ổn định...
Để ngành lâm nghiệp phát triển bền vững, thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ chủ trì, phố hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan rà soát, đề xuất chính sách thuế trong lâm nghiệp (chú trọng đối với dăm gỗ xuất khẩu) nhằm khuyến khích và thúc đẩy sản xuất, kinh doanh lâm sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm sau chế biến.
Xây dựng kế hoạch tiếp cận thị trường cho xuất khẩu sản phẩm gỗ, trước mắt tập trung vào thị trường Nga và Hàn Quốc, trong đó đề xuất những nội dung, biện pháp cụ thể cần triển khai thực hiện. Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về xuất nhập khẩu hàng hóa lâm sản của Việt Nam làm cơ sở để thực hiện các biện pháp điều hành của Nhà nước, thực hiện các biện pháp thúc đẩy sản xuất, xuất nhập khẩu và chỉ đạo điều hành, ông Tuấn nói.
Gỗ Việt
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu