Tìm đường....... xuất khẩu ngược
Viễn cảnh của thị trường TPP và ASEAN khiến nhiều doanh nghiệp (DN) xuất khẩu quyết tâm hơn trong nỗ lực trở về thị trường nội địa. Trước đây, thị trường nội địa thường dành cho các DN quy mô sản xuất nhỏ, thị trường không lớn. Nhưng hiện nay, khi thuế xuất nhập khẩu đang trước ngưỡng trở về mức 0%, thị trường trong nước thu hút cả những DN xuất khẩu lớn. Mặc dù vậy, hành trình trở về này còn rất nhiều rào cản và rất nhiều DN mới ở vạch xuất phát.
Một đường về
Việc trở về thị trường nội địa hơn 10 năm trước của Công ty CP Chế biến gỗ Đức Thành (GDT) cho thấy cả cơ hội lẫn khó khăn của các DN xuất khẩu khi tìm đường chinh phục khách hàng trong nước.
Theo ông Lê Hồng Thắng, Tổng giám đốc GDT, Công ty đã khai thác thị trường nội địa từ 10 năm trước đây do nhận thấy nhu cầu tiêu dùng đồ gỗ nhà bếp, gia dụng và đồ chơi trẻ em trong nước đang còn đang bỏ ngỏ. “GDT chuyên làm hàng xuất khẩu nhưng khi nhìn lại thị trường nội địa, chúng tôi nghĩ tại sao không tạo điều kiện cho người tiêu dùng trong nước có cơ hội sử dụng sản phẩm chất lượng cao? Vì vậy, chúng tôi đã lên kế hoạch nội địa hóa”, ông Thắng kể.
Song hành cùng kế hoạch, GDT đã bắt đầu khảo sát thị hiếu của người tiêu dùng trong nước, rồi chuẩn bị đội ngũ thiết kế sản phẩm đáp ứng nhiều mẫu mã, chủng loại khác nhau, chuẩn bị nguồn nguyên vật liệu tốt, chuẩn bị nhân sự phát triển thị trường, liên kết với một số nhà phân phối bán lẻ sản phẩm...
Nhìn lại thời gian đầu quay về thị trường nội, GDT đã gặp không ít khó khăn, nhất là phải cạnh tranh với hàng Trung Quốc kém chất lượng, giá rẻ. Sau thời gian nỗ lực, đẩy mạnh phát triển thương hiệu, mang lại giá trị thiết thực cho khách hàng ở thị trường trong nước thì đến nay thương hiệu GDT và thương hiệu Đồ chơi Winwintoys đã được nhiều người tiêu dùng đón nhận.
Chia sẻ thêm, đại diện GDT cho hay, GDT đang trên con đường hướng tới mục tiêu trở thành một trong những nhà cung cấp các mặt hàng nhà bếp, gia dụng và đồ chơi trẻ em bằng gỗ số 1 tại Việt Nam. Điều này được minh chứng qua doanh thu của GDT những năm gần đây, bình quân tăng 15%/năm.
Cũng như GDT, Công ty Nguyễn Thanh (Bình Dương) sau nhiều năm xuất khẩu cũng đã quay lại thị trường nội và bước đầu định vị thương hiệu của mình qua chuỗi cửa hàng đồ gỗ tại TP. Hồ Chí Minh. Công ty sẽ lần lượt mở thêm bảy cửa hàng nữa với tổng vốn đầu tư là 1 triệu đô la Mỹ. Mỗi cửa hàng có diện tích 600-800 mét vuông.
Mặc dù đây là lần đầu tiên tiếp cận với người tiêu dùng trong nước, NguyenThanh Furniture đặt kỳ vọng đồ gỗ của công ty được làm từ nguồn nguyên liệu gỗ sồi Mỹ, gỗ tràm Việt Nam... theo phong cách và chất lượng châu Âu sẽ nhanh chóng tiếp cận với phân khúc khách hàng có mức thu nhập từ trung bình khá trở lên.
Gian nan chinh phục
Nhìn bề ngoài, những tưởng thị trường nội địa như “miếng bánh dễ nuốt”, song thực chất lại hoàn toàn trái ngược. Các thương hiệu đồ gỗ Việt Nam đang bị các thương hiệu đồ gỗ nước ngoài lấn lướt. Mặc dù thị trường gỗ nội địa cho mức tăng trưởng khá tốt, nhưng hiệu quả của hệ thống tiêu thụ nội địa lại kém hơn.
Như trường hợp của GDT, dù đã nội địa hóa gần 10 năm, nhưng theo báo cáo tài chính, trong 3 năm liên tiếp (2011- 2013), tỷ lệ doanh thu từ thị trường nội địa vẫn chưa cán mốc 20%, dù rằng tới thời điểm này, đồ dùng gia dụng, đồ dùng nhà bếp và đồ chơi trẻ em với thương hiệu Winwintoys của GDT hầu như đã phủ sóng rộng trên toàn quốc với gần 1.000 điểm bán hàng được phân phối từ hơn 365 đầu mối (cửa hàng trực tiếp gián tiếp, siêu thị, đại siêu thị, nhà sách...).
Có thể nói, tiềm năng về tiêu thụ đồ gỗ với 90 triệu dân trong nước là rất lớn, DN trong nước vẫn có những lợi thế nhất định khi cạnh tranh trên sân nhà bởi sự am hiểu về thị trường, văn hoá tiêu dùng của người Việt Nam; 85% người Việt Nam vẫn lựa chọn kênh phân phối truyền thống trong khi các nhà phân phối nước ngoài vào Việt Nam chủ yếu là phát triển kênh phân phối hiện đại; chi phí cho vận tải, phân phối, tiếp thị rẻ hơn… nhưng đó vẫn chưa thể tạo nên sự thành công cho sự trở về đầy chông gai này. Cái khó nhất hiện nay là cần có những con người chuyên làm thương mại đồ gỗ và kiếm những chuyên gia này không phải dễ, vì ngành gỗ chúng ta lâu nay quen sản xuất hơn là thương mại.
Scansia Pacific – doanh nghiệp ngành gỗ được biết đến với vai tr xuất khẩu là chủ yếu, cũng đã có chiến lược cung cấp hàng hóa cho một số siêu thị nội - ngoại thất trong nước, trong đó có Nhà Xinh và Scansia Pacific vẫn coi đây là việc xuất khẩu ngược cần được duy trì và tiếp tục phát triển.
Ông Nguyễn Chiến Thắng, Giám đốc Công ty liên doanh Scansia Pacific, nguyên Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (Hawa) cho biết: “Thị trường nội địa hay xuất khẩu đều có nét hay riêng. Nếu DN biết kết hợp cả hai thì không c n gì bằng. Tuy nhiên, để làm được ở cả hai thị trường, DN phải có đủ lực và điều quan trọng quyết định thắng thua còn nhờ vào năng lực quản lý.
Đối với lĩnh vực gỗ, mỹ nghệ, những năm trở lại đây, khi thị trường xuất khẩu gặp khó khăn, nhiều DN đã nghĩ đến việc trở về phát triển thị trường nội địa. Nhưng không phải ai cũng làm được. C n trong khu vực Đông Nam Á, hàng hóa của Trung Quốc, Thái Lan đang tạo cuộc cạnh tranh ở thị trường nội địa nhiều năm nay.
Ngoài ra, một số mặt hàng từ các nước khác cũng đang hưởng mức thuế xuất nhập khẩu khá thấp dưới 5%, nên dù năm 2015 mức thuế có giảm đến 0% thì viễn cảnh cơ hội cạnh tranh của các DN trong nước cũng khó nói.
Tìm lợi thế trên sân nhà hay quay lại thị trường nội địa là một “cuộc đấu tranh sinh tồn” bởi lẽ một công ty gia tăng hoặc thâm nhập thị phần vào thị trường nội địa đồng nghĩa một công ty khác bị giảm hoặc mất thị phần mà như nhiều người ví von rằng “đụng nhu sứt đầu mẻ trán”. Đó là chưa kể trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế vẫn còn và sẽ ảnh hưởng đến sức mua tại thị trường trong và ngoài nước. Điều này sẽ khiến sự cạnh tranh giữa các DN trở nên gay gắt hơn, cả trên thị trường trong nước và xuất khẩu (giữa DN trong nước với nhau và giữa Việt Nam với các nước trong khu vực).
Gỗ Việt