Đồ Gỗ Liên Hà: Những tín hiệu vui đầu xuân
Năm 2015 được dự báo là năm đồ gỗ Việt Nam sẽ phải cạnh tranh mạnh với các sản phẩm đến từ các nước trong khu vực Đông Nam Á. Và đây cũng là năm mà Việt Nam và EU dự kiến ký kết hiệp định VPA/FLEGT. Khi Hiệp định này được kí kết, thì việc tuân thủ và thực hiện đúng các cam kết đã ký, trong đó có việc phải tuân thủ hệ thống đảm bảo tính hợp của gỗ (TLAS) sẽ có những tác động không hề nhỏ. Dù các doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế sân nhà. Tuy nhiên, những tín hiệu tích cực từ làng nghề gỗ Liên Hà đủ để khiến các doanh nghiệp trong nước cảm thấy tự tin.
Quay trở lại Liên Hà vào dịp đầu xuân này, trái ngược với các làng nghề truyền thống khác tại phía Bắc, ngay từ 10 âm lịch các hộ dân tại khu tiêu thủ công nghiệp đồ gỗ Liên Hà đã bắt tay vào sản xuất.
Liên Hà trước đây sản xuất chủ yếu tại các hộ gia đình nhỏ lẻ, nhưng từ khi được công nhận là làng nghề truyền thống, Liên Hà đã được quy hoạch thành khu tiểu thủ công nghiệp riêng biệt với gần 300 hộ sản xuất tập trung và tạo được việc làm cho hàng nghìn lao động. Đồ gỗ Liên Hà không mang trong mình giá trị truyền thống như đồ gỗ La Xuyên (Nam Định) hay đồ gỗ Đồng Kỵ (Bắc Ninh) nhưng những sản phẩm đồ gỗ nơi đây rất phù hợp với xu thế tiêu dùng hiện đại với giá cả hợp lý, mẫu mã phong phú và chất lượng đảm bảo. Các sản phẩm chủ yếu là sản phẩm giường, tủ, bàn ghế,… được làm từ các loại gỗ như xoan đào, sồi, gụ, lát, keo, quế,… đồ gỗ Liên Hà đã chiếm lĩnh được thị phần không nhỏ trong nước.
Theo ông Sái Văn Đích – Ban quản lý làng nghề cho biết sản phẩm của Liên Hà được phân phối rộng rãi ở các tỉnh thành trên cả nước. Cũng theo ông Đích, trong năm 2014 trung bình một cơ sở sản xuất tại đây có doanh thu trung bình từ 10-12 tỉ/năm, với tổng số trên 270 hộ gia đình/cơ sở sản xuất tham gia vào sản xuất có thể thấy tổng doanh thu từ cụm công nghiệp này ước tính lên tới hàng nghìn tỉ đồng, đây thực sự là một con số rất đáng để quan tâm.
Ông Nguyễn Tôn Quyền – phó chủ tịch VIFORES cho biết hiện thị trường nội địa chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức, với dân số trên 90 triệu dân có thể thấy thị trường nội địa là một thị trường đầy tiềm năng đối với các doanh nghiệp. Thị trường gỗ nội địa, câu chuyện không hề mới, nhưng nhìn từ làng nghề Liên Hà đây thực sự là điều mà các doanh nghiệp gỗ Việt cần suy ngẫm./.
Gỗ Việt
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu