Xuất khẩu lâm sản đạt 8 tỉ USD: Bước tiến lớn trong năm 2017
Kim ngạch xuất khẩu lâm sản trong năm 2017 đã đạt con số gần 8 tỉ USD, sự phát triển này phần lớn dựa vào các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU và Hàn Quốc, chiếm gần 90% trong tổng giá trị kim ngạch mặt hàng này... Và Ông Nguyễn Tôn Quyền, Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores) đã có cuộc trao đổi với Gỗ Việt về con số ấn tượng này.
Ông đánh giá như thế nào về bức tranh xuất khẩu gỗ 2017?
Tôi không bất ngờ về con số 8 tỉ USD, vì đây là năm mà xuất khẩu lâm sản rất khả quan. Theo số liệu chính thức của Tổng cục Hải quan, hết tháng 12 năm 2017, kim ngạch xuất khẩu lâm sản đã đạt con số 8 tỉ USD tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Thông thường, tháng 12 là tháng chủ chốt, với kim ngạch xuất khẩu trong 1 tháng đạt khoảng 700 – 800 triệu USD. Xét về thị trường tiêu thụ đồ gỗ năm nay, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU và Hàn Quốc là 5 thị trường NK gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam, chiếm gần 90% trong tổng giá trị kim ngạch mặt hàng này.
Lý do mang lại tốc độ tăng trưởng trên là do năm 2017, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ván nhân tạo, ván dăm, MDF và gỗ viên nén tăng rất mạnh trong khi những năm trước, tỉ lệ xuất khẩu mặt hàng này ở mức thấp. Bên cạnh đó, ngành gỗ Việt Nam còn khai thác được thêm nhiều thị trường mới và đây sẽ là tiền đề để kim ngạch xuất khẩu gỗ tăng trưởng trong những năm tới.
Trong năm 2018, chúng ta có kế hoạch nào cho các thị trường trọng điểm của xuất khẩu gỗ, thưa ông?
Đối với thị trường EU, suốt thời gian qua, thương mại gỗ giữa Việt Nam - EU chiếm khoảng 8% - 10% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn quốc với giá trị xuất khẩu trung bình mỗi năm khoảng 650-700 triệu USD. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) sẽ chính thức có hiệu lực trong năm 2018, thuế suất các mặt hàng đồ gỗ của Việt Nam vào EU về 0%, sẽ tạo ra sự bứt phá thực sự cho xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu lên khoảng 1 tỉ USD.
ối với thị trường Mỹ, luôn đứng đầu về kim ngạch nhập khẩu, năm nay kim ngạch xuất khẩu gỗ đạt 3,26 tỉ USD, trong những năm tới dự kiến con số này đạt gần 4 tỉ USD. Thị hiếu tiêu dùng của người Mỹ thích sử dụng gỗ của Việt Nam nhất là gỗ keo và gỗ cao su. Đây là lợi thế cho ngành gỗ Việt Nam khi vào thị trường này.
Đáng chú ý, Nhật Bản vươn lên đứng thứ 2 về kim ngạch nhập khẩu gỗ từ Việt Nam. Dự kiến, thị trường này sẽ tăng rất mạnh trong những năm tới. Đối với thị trường Hàn Quốc, ngoài việc sử dụng ván nhân tạo, thị trường này còn sử dụng nhiều gỗ viên nén. Hiện 1 tấn viên nén nhân tạo có giá 160 USD, 1 năm Hàn Quốc nhập hàng triệu tấn, Việt Nam có rất nhiều thứ nguyên liệu để có thể sản xuất viên nén nhân tạo, đây là lợi thế rất lớn cho ngành gỗ Việt Nam…
Thách thức lớn nhất đối với ngành gỗ năm 2018 gì thưa ông?
Theo mục tiêu của ngành gỗ, dự kiến năm 2018 kim ngạch XK đạt con số từ 8,5-8,7 tỉ USD, năm 2019 vươn tới con số 9 tỉ USD để đến năm 2020 con số này sẽ đạt mốc 10 tỉ USD.
Hiện nay, công suất thiết kế của các nhà máy chế biến gỗ là đạt được, nhưng vấn đề khó nhất đối với các doanh nghiệp (DN) chế biến, xuất khẩu gỗ đó là nguồn nguyên liệu.
Cạnh tranh thể hiện ở cả nguồn cung nguyên liệu nhập khẩu và nguồn cung từ thị trường trong nước.
Theo tính toán của chúng tôi, năm 2016 xuất khẩu gỗ đạt 6,9 tỷ USD thì chúng ta phải tiêu thụ 31 triệu m3 gỗ, năm 2017 với kim ngạch xuất khẩu đạt 8 tỷ USD thì nguyên liệu gỗ tiêu thụ tương đương khoảng 33 triệu. Đến năm 2020, muốn đạt con số 10 tỷ USD thì phải có 40 triệu m3 gỗ. Như vậy, trong nước, ít nhất phải cung cấp 33 triệu m3, nhưng hiện nay, lượng gỗ trong nước mới đáp ứng khoảng 23 triệu m3. Tuy nhiên, cái yếu của ngành gỗ Việt Nam là diện tích gỗ rừng trồng rất lớn, nhưng đường kính gỗ lại nhỏ quá, nên năng suất gỗ/1 chu kỳ thấp.
Hiện Vifores đã báo cáo Bộ NN&PTNT để có chính sách khuyến khích phát triển mạnh gỗ rừng trồng. Tạo ra những mô hình trồng cây gỗ lớn với đường kính lớn hơn để có năng suất cao hơn, phấn đấu đạt con số 130- 135 m3 gỗ/1 chu kỳ, để trong vòng 5-7 năm nữa có đủ nguồn cung gỗ rừng trồng cung cấp cho các nhà máy, DN.
Xin cám ơn ông!
GỖ VIỆT số 97
CẨM LÊ
- ĐỐI TÁC ĐẾN TỪ TRUNG QUỐC ĐANG CẦN MUA VÁN SÀN TỰ NHIẾN TỪ GỖ TREAK
- ĐỐI TÁC NGƯỜI ẤN ĐỘ ĐANG CẦN MUA 200-300M3 GỖ THÔNG XẺ MỖI THÁNG
- ĐỐI TÁC NGƯỜI INDONESIA ĐANG CẦN MUA THỬ 120M3 VÁN BÓC LÕI KEO MỖI TUẦN
- CƠ HỘI XUẤT KHẨU 17.000 CHIẾC GỖ PALLET SANG INDONESIA
- CẦN HỎI MUA 1600M3 VÁN MDF XUẤT SANG Ả RẬP SAUDI
- CƠ HỘI XUẤT KHẨU 3 CONTAINER 40FT GỖ KEO XẺ SANG HÀN QUỐC
- XUẤT KHẨU 40FT VÁN GHÉP THANH GỖ CAO SU, GỖ KEO HOẶC GỖ THÔNG SANG TRUNG QUỐC
- CẦN MUA 100-150M3 GỖ CAO SU XẺ MỖI THÁNG XUẤT SANG MALAYSIA
- TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG THÁNG 11 NĂM 2017
- PEFC: Xây dựng Chứng Chỉ Smart và tầm nhìn hướng tới tương lai
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu