TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG THÁNG 11 NĂM 2017

27/12/2017 10:00
TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG THÁNG 11 NĂM 2017

I. XUẤT KHẨU 
- Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) của Việt Nam trong tháng 11/2017 đạt 695 triệu USD, tăng 2,9% so với tháng trước đó và tăng 9,6% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 529 triệu USD, tăng 4,9% so với tháng 10/2017 và tăng 11,25% so với cùng kỳ năm 2016.
- 11 tháng năm 2017, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của nước ta đạt 6,904 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái. 
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 5,15 tỷ USD, tăng 12,7% so với 11 tháng năm 2016, chiếm 74,59% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG, tỷ lệ này của cùng kỳ năm 2016 là 73,43%. 
Kim ngạch xuất khẩu G&SPG tiếp tục được duy trì ở mức cao trong tháng cuối năm 2017: trong 15 ngày đầu tháng 12/2017, ước đạt 373 triệu USD, tăng 23% so với cùng kỳ tháng 11/2017.



- Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI),
Trong tháng 11/2017, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt 320 triệu USD, giảm 1,84% so với tháng trước đó.
11 tháng năm 2017, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt 3,272 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 2,971 tỷ USD, tăng 10,69% so với cùng kỳ năm 2016, chiếm 90,8% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của toàn khối và chiếm 57,69% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của cả nước.
THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU:
Tháng 11/2017, mặc dù chỉ tăng nhẹ 1,83% so với tháng trước đó nhưng Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu G&SPG lớn nhất của Việt Nam, đạt gần 302 triệu USD. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường xuất khẩu chủ lực như Trung Quốc, Hàn Quốc, anh vẫn duy trì mức tăng ổn định, và tăng mạnh sang thị trường Canada, Đức và Pháp. 
Trong 11 tháng năm 2017, Hoa kỳ duy trì là thị trường xuất khẩu G&SPG lớn nhất của nước ta, chiếm tới 43% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của cả nước, đạt 2,956 tỷ USD.

Xếp sau Hoa Kỳ lần lượt 3 thị trường châu Á là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, lần lượt chiếm 14%; 13% và 9% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của cả nước; anh là thị trường duy nhất ghi nhận mức giảm – 5,14% trong số các thị trường xuất khẩu G&SPG chủ lực trong 11 tháng qua.

KIM NGẠCH NHẬP KHẨU:
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải Quan, kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam trong tháng 11/2017 tiếp tục duy trì ở mức khá thấp, đạt 180 triệu USD, tăng 5,1% so với tháng trước đó và giảm 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái. 
Lũy kế trong 11 tháng năm 2017, kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam đạt 1,966 tỷ USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, tính đến thời gian nói trên, Việt Nam đã xuất siêu 4,937 tỷ USD trong hoạt động xuất nhập khẩu G&SPG. 
- Doanh nghiệp FDI ​
Tháng 11/2017, kim ngạch nhập khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI giảm mạnh trở lại, đạt 54 triệu USD, tăng 7,7% so với tháng trước đó và giảm 5,39% so với cùng kỳ năm ngoái. 
Lũy kế trong 11 tháng năm 2017, kim ngạch nhập khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt gần 566 triệu USD, tăng 12,71% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, các doanh nghiệp FDI đã xuất siêu 2,7 tỷ USD.
THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU:
Trong tháng 11/2017, kim ngạch nhập khẩu G&SPG tư thị trường Trung Quốc, Lào và Thailand tăng rất mạnh, với mức tăng lần lượt đạt 27,79%; 57,43% và tăng 12,86% so với tháng trước đó; Và giảm tới 42,32% từ thị trường Campuchia.
Lũy kế trong 11 tháng năm 2017, Trung Quốc, Hoa Kỳ và Campuchia lần lượt là 3 thị trường cung ứng G&SPG lớn nhất cho Việt Nam, lần lượt chiếm tỷ lệ 17%; 12% và 10% tổng kim ngạch nhập khẩu G&SPG. Đây cũng là 3 thị trường có mức tăng trưởng khá cao so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngược lại, kim ngạch nhập khẩu G&SPG từ thị trường Lào trong 11 tháng qua chỉ đạt gần 37 triệu USĐ, giảm tới 52,81% so với cùng kỳ năm 2016.

GỖ VIỆT số 96