Làng nghề gỗ Hữu Bằng
Không nổi tiếng như làng nghề gỗ Chàng Sơn, nhưng vài năm trở lại đấy, Hữu Bằng (huyện Thạch Thất – Hà Nội) đã vươn mình trở thành một trong những điểm cung cấp đồ gỗ đáng chú ý cho thị trường trong nước.
Trong những năm 2010 – 2012, trên địa bàn xã Hữu Bằng có hơn 100 doanh nghiệp, nhưng đến nay chỉ còn 30 DN còn hoạt động sản xuất kinh doanh, còn lại toàn bộ là hộ sản xuất kinh doanh. Một nửa trong số này nhập khẩu gỗ và phân phối gỗ cho các cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn xã, số còn lại cung cấp cho thị trường toàn quốc.
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỮU BẰNG
Hữu Bằng không phải là làng mộc truyền thống như Chàng Sơn, nhưng sự năng động và thích ứng kịp thời của nó đang tạo ra nhiều hướng phát triển hiện tại và đáp ứng một phần nhu cầu thị trường trong nước, cả về nguồn nguyên liệu cũng như các sản phẩm gia dụng.
Ông Phan Lạc Trường – Chủ tịch xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, Hà Nội cho biết, có đến 95% số hộ trong xã sản xuất chế biến các sản phẩm gỗ. Và phần lớn trong số này là sản xuất hộ gia đình, chỉ một số ít thành lập công ty với các loại hình nhập khẩu kết hợp chế biến gỗ.
Vài năm gần đây, Hữu Bằng chủ yếu sản xuất đồ gỗ nội thất gia đình, văn phòng, và một phần đồ giả cổ. Do Hữu Bằng có diện tích nhỏ, mặt bằng sản xuất hạn chế, nhiều hộ gia đình ở đây cho các hộ ở làng nghề gỗ khác mang gỗ về gia công sản phẩm thô cho họ.
Theo ông Trường, cách đây 3-4 năm, làng nghề sử dụng nhiều gỗ công nghiệp (MDF, ván dăm, …) để làm sản phẩm, chiếm tới 70% lượng nguyên liệu sử dụng của làng nghề, 30% còn lại là dùng gỗ thịt. Nhưng hiện nay, có đến 70% sản phẩm được chế biến từ gỗ thịt, còn lại là từ gỗ công nghiệp. Vì xu hướng tiêu dùng hiện nay hướng đến những sản phẩm gỗ tự nhiên nhiều hơn, có chất lượng tốt hơn và đẹp hơn.
Chính sự thích ứng này đã giúp Hữu Bằng vươn mình thoát ra khỏi thị trường nhỏ bé và mối liên kết thương mại chật hẹp. Hiện tại, các loại gỗ sử dụng tại làng nghề đều nhập khẩu từ EU, Mỹ với các loại gỗ như tần bì, dẻ gai, sồi..
Các loại gỗ rừng tự nhiên như lim, gõ đỏ, hương, trắc, cẩm, xoan đào nhập từ châu Phi. Kết hợp với các loại gỗ rừng trồng tại Việt Nam như keo, quế, mỡ, trẩu. Chính sự đa dạng về nguồn gỗ tự nhiên đã giúp Hữu Bằng phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian qua, thay đổi cả về tư duy lẫn ý thức pháp luật. Khi gỗ nhập khẩu về làng nghề, cơ quan kiểm lâm sẽ kiểm tra xác nhận lô gỗ đó hợp pháp, và hạn chế tối đã gỗ nhập lậu, gỗ không có nguồn gốc rõ ràng.
MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG
Dù có nhiều công ty lớn chuyên sản xuất các sản phẩm gỗ nội thất như Long Hưng, nhưng có đến 95% sản phẩm gỗ là từ các hộ gia đình, theo ông Trường, nhiều hộ gia đình trong làng nghề sản xuất ra sản phẩm còn lớn hơn công ty.
Thị phần chủ yếu của gỗ Hữu Bằng là tại Hà Nội, có con số thống kê đáng chú ý là 90% cửa hàng gỗ tại La Thành có xuất xứ từ làng nghề Hữu Bằng, và sản phẩm của nó được phân phối tới tận Đà Nẵng và các tỉnh miền Bắc. Đối với miền Nam, nhiều hộ gia đình ở đây đã đưa thợ vào sản xuất, ví dụ Hoàng Phát đã mở cửa hàng ở Đồng Nai, Biên Hòa.
Người làm nghề ở Hữu Bằng không chú trọng việc xuất khẩu sản phẩm đi nước ngoài, do qui mô công ty và các sản phẩm ở đây chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe về kĩ thuật, mẫu mã, tiêu chuẩn và nguồn gốc nguyên liệu gỗ của thế giới.
Bên cạnh đó, các dây chuyền sản xuất được nhập chủ yếu từ Trung Quốc với công nghệ cũ chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất lớn của các hộ dân khiến cho Hữu Bằng không mặn mà với việc tìm hướng phát triển ra bên ngoài Việt Nam.
Nhưng trong tương lai, xã Hữu Bằng sẽ hướng đến việc xuất khẩu các sản phẩm của mình ra thị trường thế giới, với kế hoạch xây dựng khu công nghiệp với diện tích 32,6 ha, đưa 600 hộ về tập trung sản xuất. Nếu được sự chấp thuận của Chính phủ, dự án này sẽ triển khai cuối năm nay và mở ra một hướng đi mới cho làng gỗ Hữu Bằng.
GỖ VIỆT số 92
VŨ HUY
- TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG 2 QUÝ ĐẦU NĂM 2017
- Công ty tân Đại Việt “20 NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN”
- TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG 5 THÁNG ĐẦU 2017
- Ước mơ xanh của AUSTRALIA
- TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG 4 THÁNG ĐẦU NĂM 2017
- TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG 3 THÁNG ĐẦU NĂM 2017
- TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG 2 THÁNG ĐẦU NĂM 2017
- TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG NĂM 2016
- Nhà vườn thông minh: thân thiện nhờ gỗ Accoya
- Ngành chế biến gỗ năm 2017: Vượt thách thức, kéo tăng trưởng
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu
-
MIFF (Hội chợ đồ nội thất quốc tế Malaysia) khởi động cho mùa mua hàng Châu Á 2025
-
Ngành gỗ Việt Nam trước thay đổi của thị trường xuất khẩu
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tọa đàm Ngành gỗ Việt Nam trước thay đổi của thị trường xuất khẩu