TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG 5 THÁNG ĐẦU 2017
- Tháng 5/2017, kim ngạch xuất khẩu G&SPG tiếp tục giảm nhẹ.
- Ngược lại, kim ngạch nhập khẩu G&SPG lại tăng rất mạnh trở lại.
I. XUẤT KHẨU
+ Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) của Việt Nam trong tháng 5/2017 tiếp tục giảm, đạt 618 triệu USD, giảm 2,4% so với tháng trước đó nhưng vẫn tăng gần 11% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt trên 450 triệu USD, giảm 3,5% so với tháng trước đó và tăng 13,54% % so với tháng 5/2016.
+ Trong 5 tháng năm 2017, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của nước ta đạt 3,025 tỷ USD, tăng 13,8 % so với cùng kỳ năm 2016.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 2,2 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 73% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG toàn ngành.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI),
+ Tháng 5/2017, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI cũng giảm nhẹ, đạt 295 triệu USD, giảm 1% với tháng trước đó và tăng 12,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
+ 5 tháng năm 2017, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt 1,4 tỷ USD, tăng 11,23% so với cùng kỳ năm ngoái.
THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU:
+ Tháng 5/2017, kim ngạch xuất khẩu G&SPG sang hầu hết các thị trường chủ lực đều giảm so với tháng trước đó. Trong đó, giảm mạnh nhất tại thị trường Anh và Hà Lan, với mức giảm lần lượt 11,52% và giảm 30,75%. ngược lại, chỉ duy có thị trường Trung Quốc vẫn tăng nhẹ, với mức tăng 6,39% so với tháng 4/2017.
+ Trong 5 tháng năm 2017, Hoa Kỳ liên tục là thị trường xuất khẩu G&SPG lớn nhất của Viêt nam, đạt trên 1,22 tỷ USD, tăng 16,96% so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, hầu hết các thị trường xuất khẩu G&SPG chủ lực khác đều ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với cùng kỳ ngăm 2016.
II. NHẬP KHẨU
KIM NGẠCH NHẬP KHẨU:
- Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải Quan, kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt nam trong tháng 5/2017 tăng rất mạnh trở lại, đạt 194 triệu USD, tăng 17% so với tháng trước đó và tăng 29,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
- Lũy kế 5 tháng năm 2017, kim ngạch nhập khẩu G&SPG về nước ta đạt 876 triệu USD, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm 2016.
- Doanh nghiệp FDI
+ Tháng 5/2017, kim ngạch nhập khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt 55 triệu USD, tăng 6,58% so với tháng 4/2017 và tăng 25,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
+ Lũy kế trong 5 tháng năm 2017, kim ngạch nhập khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt gần 246 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái.
THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU:
+ Tháng 4/2017, kim ngạch nhập khẩu G&SPG từ thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ và Thái Lan tăng rất mạnh so với tháng trước đó, với mức tăng lần lượt là 22,29%; 26,83% và tăng 16,25%.
ngược lại, kim ngạch nhập khẩu G&SPG giảm nhẹ từ thị trường Campuchia; Và giảm mạnh từ thị trường Malaysia và Chile, với mức giảm lần lượt 24,66% và giảm 26,3% so với tháng 4/2017.
+ Tính chung 5 tháng đầu năm 2017, Trung Quốc liên tục là thị trường cung ứng G&SPG lớn nhất cho nước ta, lũy kế đạt 142 triệu USD, tiếp đên là các thị trường Campuchia, Hoa Kỳ, Thái Lan … và hầu hết đều tăng khá cao so với cùng kỳ năm ngoái.
GỖ VIỆT số 90
- Ước mơ xanh của AUSTRALIA
- TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG 4 THÁNG ĐẦU NĂM 2017
- TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG 3 THÁNG ĐẦU NĂM 2017
- TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG 2 THÁNG ĐẦU NĂM 2017
- TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG NĂM 2016
- Nhà vườn thông minh: thân thiện nhờ gỗ Accoya
- Ngành chế biến gỗ năm 2017: Vượt thách thức, kéo tăng trưởng
- TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM CỦA GỘ VIỆT NAM TRONG THÁNG 11 VÀ 11 THÁNG NĂM 2016
- PEFC khai trương văn Phòng tại Việt Nam
- TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2016
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu
-
MIFF (Hội chợ đồ nội thất quốc tế Malaysia) khởi động cho mùa mua hàng Châu Á 2025
-
Ngành gỗ Việt Nam trước thay đổi của thị trường xuất khẩu
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tọa đàm Ngành gỗ Việt Nam trước thay đổi của thị trường xuất khẩu