TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ TRONG 7 THÁNG ĐẦU NĂM 2017
I. XUẤT KHẨU
+ Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) của Việt Nam trong tháng 7/2017 đạt gần 599 triệu USD, giảm 5,4% so với tháng trước đó và tăng 3,75% so với tháng 7/2017.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 462 triệu USD, giảm 2,2% so với tháng 6/2017 và tăng 13,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
+ Trong 7 tháng năm 2017, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của nước ta đạt 4,254 tỷ USD, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 3,139 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2016.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI),
+ Tháng 7/2017, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDi đạt gần 290 triệu USD, giảm 4,36% so với tháng trước đó và tăng 9,16% so với cùng kỳ năm ngoái.
+ 7 tháng năm 2017, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDi đạt 1,991 tỷ USD, tăng 11,47% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt trên 1,8 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 90,7% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG toàn khối FDi và chiếm 57,5% kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của toàn ngành.
THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
+ Tháng 7/2017, mặc dù giảm nhẹ so với tháng trước đó nhưng Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu G&SPG lớn nhất của Việt Nam, đạt 272 triệu
USD, chiếm 45% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của cả nước.
Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của nước ta sang thị trường Trung Quốc trong tháng 7/2017 giảm rất mạnh, chỉ đạt 72 triệu USD, giảm tới 27,96% so với tháng trước đó.
Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu G&SPG sang một số thị trường chủ khách tăng nhẹ: Nhật Bản tăng 5,45%; Hàn Quốc tăng 5,81%; Anh tăng 2,69%; Australia tăng 9,26% và Ấn Độ tăng 14, 05% so với tháng 6/2017.
+ 7 tháng năm 2017, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Canada và Đức là những thị trường xuất khẩu G&SPG chủ lực của Việt Nam có mức tăng trưởng rất cao, với mức tăng lần lượt là 18,88% ; 17,32%; 22,27% và tăng 11,29% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Anh và Đài Loan lại giảm khá mạnh, lần lượt giảm 9,84% và giảm 9,16% so với cùng kỳ năm ngoái.
II. NHẬP KHẨU
KIM NGẠCH NHẬP KHẨU
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải Quan, kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam tiếp tục giảm nhẹ trong tháng 7/2017, đạt 174 triệu USD, giảm 7% so với tháng 6/2017 nhưng vẫn tăng tới 39,69% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lũy kế trong 7 tháng năm 2017, kim ngạch nhập khẩu G&SPG của nước ta đạt 1,235 tỷ USD, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
- Doanh nghiệp FDI
+ Tháng 7/2017, kim ngạch nhập khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDi đạt trên 55 triệu USD – xấp xỉ tháng 6/2017 và tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái.
+ Lũy kế trong 7 tháng năm 2017, kim ngạch nhập khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDi đạt trên 356 triệu USD, tăng 14,23% so với cùng kỳ năm 2016.
THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU
Tháng 7/2017, kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam giảm từ hầu hết các thị trường cung ứng chủ lực.
Trong đó giảm mạnh tại thị trường: Trung Quốc giảm 12,86%; Campuchia giảm 28,65%; Malaysia giảm 24,30%; Đức giảm 19,28%... so với tháng trước đó.
Ngược lại chỉ có số ít thị trường tăng nhưng lại tăng rất mạnh: Newzealand tăng 16,63%; Lào tăng tới 109,62% so với tháng 6/2017.
Tuy nhiên, lũy kế trong 7 tháng năm 2017, hầu hết các thị trường chủ lực đều tăng rất mạnh so với cùng kỳ năm ngoái nhưng thị trường Lào vẫn giảm tới 81,85%.
GỖ VIỆT số 92
- Công ty TNHH Hoàng Phát: Sự thức tỉnh của tư duy
- Làng nghề gỗ Hữu Bằng
- TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG 2 QUÝ ĐẦU NĂM 2017
- Công ty tân Đại Việt “20 NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN”
- TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG 5 THÁNG ĐẦU 2017
- Ước mơ xanh của AUSTRALIA
- TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG 4 THÁNG ĐẦU NĂM 2017
- TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG 3 THÁNG ĐẦU NĂM 2017
- TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG 2 THÁNG ĐẦU NĂM 2017
- TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG NĂM 2016