60 tổ chức định chế tài chính Châu Á – Thái Bình Dương đến Việt Nam
Từ ngày 13-15.5 tại TP Nha Trang (Khánh Hoà) đã diễn ra Hội nghị thường niên ADFIAP (Tổ chức các định chế tài chính phát triển châu Á - Thái Bình Dương) lần thứ 38 do Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) đăng cai với chủ đề: “DFIs và cơ sở hạ tầng bền vững: Khung chính sách, Các hoạt động thực tiễn và Thách thức”.
Tham dự Hội nghị có 60 tổ chức định chế tài chính đến từ hơn 30 quốc gia trên thế giới.
ADFIAP là một tổ chức phi Chính phủ có 31 thành viên kí kết vào điều lệ dưới sự bảo trợ của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) - một thành viên đặc biệt của Hiệp hội. Đến nay ADFIAP đã trở thành một tổ chức lớn với 131 thành viên đến từ 45 quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Với chủ đề của hội nghị năm nay là “DFIs và cơ sở hạ tầng bền vững: Khung chính sách, Các hoạt động thực tiễn và Thách thức”, trong đó có tầm quan trọng đặc biệt đối với các nền kinh tế mới nổi trong nền kinh tế nói chung và Việt Nam nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Để phát triển nền kinh tế, cơ sở hạ tầng là yếu tố quan trọng nhất, tuy nhiên, các dự án cơ sở hạ tầng thường là những dự án lớn đòi hỏi vốn đầu tư cao với thời gian hoàn vốn dài. Việc tài trợ cho những dự án, đặc biệt là trong suy thoái kinh tế toàn cầu ngày nay, là một vấn đề khó khăn cho các tổ chức tài chính phát triển.
Ngoài ra, để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng phát triển nên đi cùng với sự đồng bộ của an sinh xã hội, bảo vệ môi trường tăng trưởng toàn diện.
Ông Nguyễn Quang Dũng - Chủ tịch VDB - đại diện nước chủ nhà đăng cai - cho biết: “Phát triển bền vững là một xu hướng toàn cầu mà chúng ta đang đấu tranh hướng tới và cũng là một mục tiêu chiến lược quan trọng mà Chính phủ Việt Nam đang theo đuổi.
Sau 10 năm thực hiện chính sách phát triển bền vững, Việt Nam đã vượt qua giai đoạn kém phát triển với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, cả về tinh thần và vật chất được cải thiện và tăng cường đáng kể chất lượng cuộc sống”.
Ông Dũng cho rằng, Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức toàn cầu như an ninh năng lượng, an ninh tài nguyên nước và biến đổi khí hậu, an ninh thông tin… mà chúng ta phải vượt qua để duy trì và phát triển hơn nữa những thành tựu đã đạt được.
Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh nhấn mạnh, chủ đề của Hội nghị năm nay về tài trợ phát triển cơ sở hạ tầng theo hướng bền vững là một chủ đề thiết thực, phù hợp với yêu cầu thực tiễn và những thách thức đang đặt ra trong giai đoạn hiện nay.
Phó Thủ tướng mong muốn tại Hội nghị lần này, các đại biểu có thể trao đổi, chia sẻ các kinh nghiệm quý báu về tài trợ phát triển cơ sở hạ tầng tại các quốc gia thành viên; tìm hiểu, trao đổi các ý tưởng, cơ hội để hợp tác đầu tư trong thời gian tới.
“Chính phủ Việt Nam luôn tạo điều kiện hỗ trợ để các tổ chức định chế tài chính trong Hiệp hội hợp tác đầu tư thành công vào các dự án phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam”, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhấn mạnh.
Tại Hội nghị, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) cùng Ngân hàng Kinh tế đối ngoại Nga Vnesheconomy (VEB) tổ chức Lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng liên quan, thiết bị công nghiệp và phương tiện giao thông vận tải, đầu tư điện và năng lượng, năng lượng hiệu quả, cung cấp nước sạch cũng như các dự án phát triển bền vững trong đó bao gồm các vấn đề an sinh xã hội như giáo dục, y tế môi trường và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tài trợ xuất khẩu, bảo hiểm xuất khẩu và bảo lãnh, cũng như đồng tài trợ dự án; chia sẻ kiến thức về điều kiện và sự phát triển kinh tế, tài chính và chính sách tại quốc gia của các bên…
ADFIAP là một tổ chức phi Chính phủ có 31 thành viên kí kết vào điều lệ dưới sự bảo trợ của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) - một thành viên đặc biệt của Hiệp hội. Đến nay ADFIAP đã trở thành một tổ chức lớn với 131 thành viên đến từ 45 quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Với chủ đề của hội nghị năm nay là “DFIs và cơ sở hạ tầng bền vững: Khung chính sách, Các hoạt động thực tiễn và Thách thức”, trong đó có tầm quan trọng đặc biệt đối với các nền kinh tế mới nổi trong nền kinh tế nói chung và Việt Nam nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Để phát triển nền kinh tế, cơ sở hạ tầng là yếu tố quan trọng nhất, tuy nhiên, các dự án cơ sở hạ tầng thường là những dự án lớn đòi hỏi vốn đầu tư cao với thời gian hoàn vốn dài. Việc tài trợ cho những dự án, đặc biệt là trong suy thoái kinh tế toàn cầu ngày nay, là một vấn đề khó khăn cho các tổ chức tài chính phát triển.
Ngoài ra, để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng phát triển nên đi cùng với sự đồng bộ của an sinh xã hội, bảo vệ môi trường tăng trưởng toàn diện.
Ông Nguyễn Quang Dũng - Chủ tịch VDB - đại diện nước chủ nhà đăng cai - cho biết: “Phát triển bền vững là một xu hướng toàn cầu mà chúng ta đang đấu tranh hướng tới và cũng là một mục tiêu chiến lược quan trọng mà Chính phủ Việt Nam đang theo đuổi.
Sau 10 năm thực hiện chính sách phát triển bền vững, Việt Nam đã vượt qua giai đoạn kém phát triển với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, cả về tinh thần và vật chất được cải thiện và tăng cường đáng kể chất lượng cuộc sống”.
Ông Dũng cho rằng, Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức toàn cầu như an ninh năng lượng, an ninh tài nguyên nước và biến đổi khí hậu, an ninh thông tin… mà chúng ta phải vượt qua để duy trì và phát triển hơn nữa những thành tựu đã đạt được.
Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh nhấn mạnh, chủ đề của Hội nghị năm nay về tài trợ phát triển cơ sở hạ tầng theo hướng bền vững là một chủ đề thiết thực, phù hợp với yêu cầu thực tiễn và những thách thức đang đặt ra trong giai đoạn hiện nay.
Phó Thủ tướng mong muốn tại Hội nghị lần này, các đại biểu có thể trao đổi, chia sẻ các kinh nghiệm quý báu về tài trợ phát triển cơ sở hạ tầng tại các quốc gia thành viên; tìm hiểu, trao đổi các ý tưởng, cơ hội để hợp tác đầu tư trong thời gian tới.
“Chính phủ Việt Nam luôn tạo điều kiện hỗ trợ để các tổ chức định chế tài chính trong Hiệp hội hợp tác đầu tư thành công vào các dự án phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam”, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhấn mạnh.
Tại Hội nghị, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) cùng Ngân hàng Kinh tế đối ngoại Nga Vnesheconomy (VEB) tổ chức Lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng liên quan, thiết bị công nghiệp và phương tiện giao thông vận tải, đầu tư điện và năng lượng, năng lượng hiệu quả, cung cấp nước sạch cũng như các dự án phát triển bền vững trong đó bao gồm các vấn đề an sinh xã hội như giáo dục, y tế môi trường và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tài trợ xuất khẩu, bảo hiểm xuất khẩu và bảo lãnh, cũng như đồng tài trợ dự án; chia sẻ kiến thức về điều kiện và sự phát triển kinh tế, tài chính và chính sách tại quốc gia của các bên…
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh