BIFA TRÔNG CHỜ VÀO 6 THÁNG CUỐI NĂM

28/07/2016 05:50
BIFA TRÔNG CHỜ VÀO 6 THÁNG CUỐI NĂM

Tình hình xuất khẩu gỗ của Bình Dương khá bình lặng ở 6 tháng đầu năm 2016. Nhiều thị trường giảm nhập khẩu khiến cho việc sản xuất gỗ của các doanh nghiệp cũng chậm lại so với cùng kỳ năm 2015. BIFA còn rất nhiều việc phải làm để đảm bảo kế hoạch xuất khẩu trong năm 2016.

CỦNG CỐ THỊ TRƯỜNG TRUYỀN THỐNG
 Ông Nguyển Thanh Pháp-Cty Gỗ Thuận An chia sẻ, một số Doanh nghiệp gỗ nhà nước của Bình Dương đang trong quá trình tái cơ cấu, cổ phẩn có làm ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu gỗ, nhưng yếu tố tác động lớn nhất vẫn là chịu tác động cạnh tranh từ Trung Quốc, Indonexia và Thái Lan.
 BIFA cho biết, chính nhờ cải tiến công nghệ sản xuất nhiều hội viên của BIFA bắt đầu chinh phục những thị trường khó tính như EU, Mỹ...Trái với tình hình ảm đạm của cả nước, các doanh nghiệp gỗ Bình Dương có mức tăng trưởng 10% so với cùng kỳ năm 2015 và đạt 48% kế hoạch sản xuất trong cả năm 2016.
 Ông Lưu Phước Lộc-Phó chủ tịch BIFA nhìn nhận, BIFA hoàn toàn có thể vượt kế hoạch xuất khẩu trong năm 2016, bởi các đơn hàng hiện nay đều tập trung vào những tháng cuối năm 2016. Các DN gỗ của Bình Dương có chiến lược riêng là chỉ tập trung mở rộng khách hàng ở thị trường truyền thống. Tuy vậy những khó khăn gần đây buộc các DN cần phải có sự điều chỉnh hợp lý. Chi phí sản xuất bắt đầu tăng trở lại do giá xăng dầu tăng, cùng với đó là chi phí bảo hiểm xã hội, tiền lương cho người lao động cũng tăng theo, số lượng đơn hàng có giảm so với năm 2015. Cạnh tranh trở nên gay gắt hợn và các doanh nghiệp cũng giảm lợi nhuận.
 Khó khăn còn ở trong khâu mua nguyên liệu, đặc biệt là nguyên liệu gỗ sồi Mỹ do giá cả không ổn định và biến động liên tục theo từng ngày. Chính vì thế nhiều hội viên BIFA chăm chút giữ vững thị trường truyền thống và khai thác khách hàng mới ở thị trường này là việc làm hết sức đúng đắn.
QUYẾT TÂM CHINH PHỤC THỊ TRƯỜNG MỸ
 
Đánh giá từ sự kiện nước Anh rời liên minh châu Âu, BIFA cho biết sự ảnh hưởng tới tình hình xuất khẩu gỗ mất 2-3 năm mới tại khu vực EU mới có biến động, vì những cam kết ràng buộc trước đó. Điều này ít ảnh hưởng tới tình hình xuất khẩu, bởi chúng ta có đủ thời gian để thích nghi với thị trường truyền thống này khi Anh rời khỏi EU.
 Trong khi đó thị trường Mỹ vẫn là nơi hứa hẹn nhiều đơn hàng hấp dẫn. Trong năm 2015 kim ngạch xuất khẩu gỗ của cả nước đạt 2,64 tỷ USD chiếm gần 40% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ của cả nước. Nơi đây chính là thị trường nguyên liệu lẫn thị trường tiêu thụ lớn nhất của các DN gỗ Bình Dương.
 Hội đồng xuất khẩu gỗ cứng Hoa Kỳ(AHEC) cho biết, hiện Việt Nam là thị trường nhập khẩu gỗ từ Hoa Kỳ đứng thứ hai(sau Trung Quốc). AHEC cũng lưu ý các DN gỗ Bình Dương nên quan tâm thị trường Mỹ đang yêu cầu nhà sản xuất áp dụng khoa học công nghệ trong ngành công nghiệp gỗ, khai thác và sử dụng nguồn nguyên liệu gỗ hợp lý và đảm bảo môi trường..
 ới những nhận định từ AHEC, BIFA cho biết thêm, Mỹ vẫn là thị trường giàu tiềm năng,, nhất là việc ký kết TPP giữa Việt Nam và  Mỹ đã được hoàn thành, lộ trình mở cửa cho sản phẩm gỗ vào nước này càng thuận lợi. Trước mắt BIFA sẽ tiến hành rà soát lại tổng thể ngành phụ trợ sản xuất gỗ tại Bình Dương, để rà soát lại công nghiệp phụ trợ sản xuất gỗ đang thiếu những gì để có bước điều chỉnh, tăng cường bổ sung nhằm giảm giá thành sản xuất. Việc đẩy nhanh xúc tiến hoàn thành xây dựng khu công nghiệp riêng cho ngành gỗ tại KCN Tam Lập sẽ được tiến hành tron thời gian sớm nhất. Việc tập trung các DN gỗ tại KCN Tam Lập sẽ giúp cho các DN kiểm soát được nguồn nguyên liệu hợp pháp, lẫn đáp ứng các nhu cầu khắt khe về công nghệ sản xuất và môi trường mà thị trường Mỹ yêu cầu.
 Bên cạnh đó việc nâng cao trình độ cho người lao động trong lĩnh vực sản xuất gỗ cũng lả công việc BIFA cần tiến hành nhanh chóng và dài lâu trong thời gian tới, bởi không riêng gì Bình Dương nhân lực trong ngành công nghiệp gỗ của cả nước đang được đánh giá là kém năng suất và chất lượng nếu so với các đối thủ trực tiếp từ Trung Quốc, Thái Lan và Indonexia. 
GỖ VIỆT số 80
PHÙNG HIẾU