Brazil là thị trường cung cấp gỗ thông lớn nhất cho Việt Nam
Năm 2021, nhập khẩu gỗ thông tăng từ thị trường Brazil, Chilê, Australia, Mỹ… so với năm 2020. Trong đó, Brazil là thị trường cung cấp gỗ thông lớn nhất cho Việt Nam.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu gỗ thông của Việt Nam tháng 1/2022 đạt 49,2 nghìn m³, trị giá 15,3 triệu USD, giảm 9,3% về lượng và giảm 8,0% về trị giá so với tháng 12/2021; so với tháng 1/2021 tăng 6,7% về lượng và tăng 58,9% về trị giá.
Nhập khẩu gỗ thông của Việt Nam tháng 12/2021 đạt 54,3 nghìn m³, trị giá 16,5 triệu USD, tăng 6,8% về lượng và giảm 0,7% về trị giá so với tháng 11/2021; so với tháng 12/2020 giảm 66,5% về lượng và giảm 52,9% về trị giá. Tính chung năm 2021, nhập khẩu gỗ thông đạt 1,31 triệu m³, trị giá 325,2 triệu USD, tăng 33,6% về lượng và tăng 53,7% về trị giá so với năm 2020.
Về chủng loại nhập khẩu, theo tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2021, nhập khẩu gỗ thông loại xẻ đạt khối lượng 1,03 triệu m³, trị giá 291,2 triệu USD, tăng 15,3% về lượng và tăng 45,4% về trị giá so với năm 2020. Nhập khẩu gỗ thông tròn đạt 278,1 nghìn m³, trị giá 31,8 triệu USD, tăng 212,4% về lượng và tăng 183,8% về trị giá so với năm 2020.
Giá nhập khẩu bình quân chủng loại gỗ thông nguyên liệu năm 2021 đạt 247,4 USD/m³, tăng 15,1% so với năm 2020. Trong đó, giá nhập khẩu từ Brazil tăng 30,1% so với năm 2020, lên 264,7 USD/m³; từ Chilê tăng 30,3%, lên 293,8 USD/m³; từ New Zealand tăng 28,3%, lên 313,8 USD/m³; từ EU tăng 26,0% lên 276,5 USD/m³.
Năm 2021, nhập khẩu gỗ thông tăng từ thị trường Brazil, Chilê, Australia, Mỹ… so với năm 2020; trong khi đó nhập khẩu giảm từ một số thị trường như: New Zealand, EU, Achentina, Canada…
Việt Nam tăng nhập khẩu gỗ thông từ Brazil, Úc (ảnh minh họa). Nguồn: Tạp chí Gỗ Việt
Cụ thể: Nhập khẩu gỗ thông từ thị trường Brazil lớn nhất chiếm 24,9% tổng lượng nhập khẩu, đạt 327,8 nghìn m³, trị giá 86,8 triệu USD, tăng 80,4% về lượng và tăng 134,8% về trị giá so với năm 2020. Nhập khẩu mặt hàng này từ thị trường Chilê đạt 301,3 nghìn m³, trị giá 88,5 triệu USD, tăng 6,8% về lượng và tăng 39,2% về trị giá so với năm 2020, chiếm 22,9% tổng lượng nhập khẩu. Ngoài ra, lượng nhập khẩu gỗ từ một số thị trường khác tăng so với năm 2020 như: từ Australia tăng 1.013,6%; Mỹ tăng 3,9%; Urugoay tăng 76,9%; Trung Quốc tăng 213,5%; Nga tăng 89,5%...
Trái lại, nhập khẩu mặt hàng này từ New Zealand giảm 16,8% về lượng và tăng 6,8% về trị giá so với năm 2020, đạt 152,2 nghìn m³, trị giá 47,8 triệu USD, chiếm 11,6% tổng lượng nhập khẩu. Ngoài ra, lượng nhập khẩu gỗ thông từ một số thị trường giảm như: từ EU giảm 5,3%; Achentina giảm 2,4%; Canada giảm 17,3%; Côtxta Rica giảm 29,0%; Nhật Bản giảm 24,8%; Côlômbia giảm 80,1%... so với năm 2020.
Gỗ Việt
- Na Uy kiểm tra các loại bao bì bằng gỗ trong các lô hàng nhập khẩu
- Thị phần đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Canada tăng
- Thế giới chi kỷ lục 500 tỷ USD mua đồ gỗ nội thất, Việt Nam xuất được bao nhiêu?
- Năm 2022, doanh thu đồ nội thất toàn cầu dự kiến vượt 500 tỷ USD
- Giá gỗ xẻ mềm bắt đầu tăng vào đầu năm 2022
- Malaysia đặt mục tiêu xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong năm 2022 đạt 5,7 tỷ USD
- Ngành nội thất Thổ Nhĩ Kỳ đặt mục tiêu xuất khẩu 6 tỷ USD vào năm 2022
- Thị trường đồ nội thất tùy chỉnh của Trung Quốc dự kiến đạt 473 tỷ NDT vào năm 2022
- 11 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Trung Quốc đạt 23,2 tỷ USD
- Năm 2021, nhập khẩu gỗ lim giảm nhẹ về lượng
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu