Cập nhật hướng dẫn mới về ghi nhãn hàng hóa
Thực hiện Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 9/12/2021 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017, Tổng cục Hải quan tiếp tục hướng dẫn các cục hải quan tỉnh, thành phố về ghi nhãn hàng hóa trong một số trường hợp.
Cụ thể, đối với hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu để sản xuất xuất khẩu, không tiêu thụ trong nước và hàng hóa là quà biếu, quà tặng, Tổng cục Hải quan cho biết, căn cứ khoản 1 Điều 1 Nghị định số 111/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 1 Nghị định số 43/2017/NĐCP ngày 14/4/2017 của Chính phủ thì hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu để sản xuất xuất khẩu, không tiêu thụ trong nước và hàng quà biếu, quà tặng thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định.
Theo đó, hàng hóa nhập khẩu nêu trên phải thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định tại Nghị định này. Đối với hàng hóa nhập khẩu là linh kiện, trường hợp hàng hóa nhập khẩu là linh kiện, không thể hiện được các nội dung bắt buộc trên hàng hóa thì trên bao bì thương phẩm của hàng hóa nhập khẩu phải có nhãn và nhãn phải thể hiện các nội dung bắt buộc theo quy định tại mục 2 khoản 5 Điều 1 Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 9/12/2021.
Cũng liên quan đến vấn đề ghi nhãn hàng hóa theo Nghị định mới, trước đó, Tổng cục Hải quan đã hướng dẫn một số nội dung. Chẳng hạn, về việc ghi nhãn trên hàng hóa, bao bì của hàng hóa xuất khẩu, theo quy định khoản 3 Điều 10 Nghị định số 43/20217/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 111/2021/NĐ-CP thì nhãn hàng hóa xuất khẩu thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định pháp luật của nước nhập khẩu.
Trường hợp hàng hóa xuất khẩu được sản xuất từ nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau, không xác định được xuất xứ, căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 111/2021/NĐ-CP thì trên hàng hóa, bao bì của hàng hóa xuất khẩu ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa, thể hiện bằng một trong các cụm hoặc kết hợp các cụm từ như sau: “lắp ráp tại”; “đóng chai tại”, “phối trộn tại”; “hoàn tất tại”; “đóng gói tại”; “dán nhãn tại” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa.
Ngoài ra, Tổng cục Hải quan cũng lưu ý các đơn vị tại Nghị định số 111/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 43/2017/NĐ-CP có một số điểm mới như sau: Nghị định này quy định nội dung, cách ghi và quản lý nhà nước về nhãn đối với hàng hóa xuất khẩu (khoản 1 Điều 1);
Nghị định này không áp dụng đối với hàng hóa nhập gửi kho ngoại quan để xuất khẩu sang nước thứ ba (điểm b khoản 2 Điều 1); Những nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa lưu thông tại thị trường Việt Nam phải ghi bằng tiếng Việt, trừ hàng hóa xuất khẩu không tiêu thụ trong nước (khoản 1 Điều 7); Những nội dung bắt buộc phải thể hiện bằng tiếng nước ngoài hoặc tiếng Việt trên nhãn gốc của hàng hóa nhập khẩu khi làm thủ tục thông quan (khoản 2 Điều 10); Quy định về việc ghi xuất xứ hàng hóa (Điều 15).
Gỗ Việt
- Việt Nam-EU thúc đẩy hợp tác, phát triển nông, lâm, thủy sản
- Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất phòng ngủ giảm 0,5%
- Xuất khẩu gỗ sang Mỹ: Hướng tới mục tiêu 10 tỷ USD
- TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM NĂM 2021
- “Cú huých” xuất khẩu từ những FTA thế hệ mới
- Năm 2022, dự báo nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ EU tiếp tục tăng
- Xu hướng trang trí nhà phổ biến năm 2022
- Trung Quốc vừa ban hành sách trắng đầu tiên về kiểm soát xuất khẩu
- TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM 11 THÁNG NĂM 2021
- Địa chỉ chính thức cung cấp miễn phí phần mềm khai hải quan từ 1/1/2022
-
Ngành gỗ Việt Nam trước thay đổi của thị trường xuất khẩu
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tọa đàm Ngành gỗ Việt Nam trước thay đổi của thị trường xuất khẩu
-
Hội chợ Quốc tế hàng phong cách ngoài trời tại Quy Nhơn Q-Fair 2025
-
HAWAEXPO 2025 -Triển lãm xuất khẩu đồ gỗ & nội thất đáng mong chờ nhất 2025