Chính phủ ban hành Chỉ thị về giải pháp phát triển ngành gỗ
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký ban hành chỉ thị số 08/CT-TTg về một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển nhanh và bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ phục vụ xuất khẩu. Chỉ thị của Chính phủ đưa ra quan điểm và mục tiêu phát triển công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ bền vững, hiệu quả, hiện đại trên cơ sở hội nhập sâu vào thị trường khu vực và toàn cầu; sử dụng nguyên liệu gỗ hợp pháp; ứng dụng công nghệ tiên tiến và thiết bị hiện đại, đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường trong sản xuất.
Trong 10 năm tới, ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam; xây dựng thương hiệu sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ Việt Nam, phấn đấu để Việt Nam trở thành một trong những nước hàng đầu trên thế giới về sản xuất, chế biến, xuất khẩu sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ có thương hiệu uy tín trên thị trường thế giới. Phấn đấu đưa kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ năm 2019 đạt 11 tỉ USD; năm 2020 đạt 12-13 tỉ USD; năm 2025 đạt 18-20 tỉ USD; từng bước tăng tỉ trọng xuất khẩu sản phẩm được chế biến sâu có thương hiệu Việt Nam, có giá trị gia tăng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Để thực hiện được những mục tiêu trên, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp xây dựng chiến lược phát triển ngành lâm nghiệp giai đoạn 2021-2030, rà soát và hoàn thiện quy hoạch lâm nghiệp, lập kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu, phát triển ngành công nghiệp chế biến theo yêu cầu bối cảnh mới của Luật lâm nghiệp. Tiếp tục các chính sách hỗ trợ về vốn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp về quỹ đất, mặt bằng đầu tư nhà máy, cơ sở sản xuất chế biến gỗ. Đẩy mạnh công tác phát triển thị trường, xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ Việt Nam; xây dựng hệ thống thông tin thị trường và tiêu chuẩn sản phẩm, thúc đẩy thương mại điện tử cho các sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ... Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án phát triển ngành lâm nghiệp trở thành ngành kinh tế lâm nghiệp bền vững phù hợp với Luật Lâm nghiệp và bối cảnh mới, đảm bảo tuân thủ các hiệp định thương mại tự do (FTA) và các điều ước quốc tế khác Việt Nam đã ký kết. Chủ trì xây dựng hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp và các quy định pháp luật liên quan về xác nhận nguồn gốc gỗ hợp pháp; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu để phân loại DN ngành chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ…
GV-110
- Ngành gỗ chinh phục thị trường 200 tỉ USD
- Cuộc chiến thuế gỗ dán giữa Mỹ và Trung Quốc
- Việt Nam điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm ván sợi có xuất xứ từ Thái Lan và Malaysia
- Ngành gỗ mở rộng thị trường xuất khẩu
- Nhiều đơn vị, cá nhân nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
- VIFA 2019: Từ sức mạnh tới sức mạnh
- Cuộc thi thiết kế mẫu hàng nội ngoại thất gỗ Hoa Mai 2019: Sáng tạo từ gỗ sồi đỏ
- 10 năm Tạp chí Gỗ Việt: Tin cậy, nhanh nhạy và phát triển
- GIẢI BÓNG ĐÁ NAM CUP TAVICO MỞ RỘNG LẦN 4
- Đừng e ngại doanh nghiệp FDI
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh