Khai thác thị trường gỗ năm 2018: Mở rộng thị trường quan trọng
Năm 2018 được đánh giá là năm rất sáng đối với ngành gỗ và chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam. Các thị trường chính được mở rộng, chủ yếu là thị trường Mỹ và EU. Lý do cốt lõi của việc mở rộng thị trường là do ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam nói chung đang được hưởng lợi rất nhiều từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và những lợi ích mà ngành gỗ Việt Nam được hưởng trong ngắn hạn. Bởi vì cuộc chiến thương mại giữa hai cường quốc này tạo ra khoảng trống về mặt thị trường cho các sản phẩm gỗ tại các quốc gia như Mỹ.
Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam với các điểm mạnh của mình như lao động giá rẻ, nguyên liệu sẵn có và sự hiểu biết về thị hiếu của thị trường này, khả năng nắm bắt được các yêu cầu của thị trường, tối đa hóa được thế mạnh về nguyên liệu và lao động, nên có cơ hội lấp khoảng trống từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, và đã tăng giá trị xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Thị trường EU, trong khi đó, có những tác động từ cuộc chiến thương mại này, nhưng tác động nhiều hơn từ việc Việt Nam kết thúc đàm phán VPA/FLEGT. Tuy nhiên, ở mức độ thực tế, hiện chưa có bất cứ hoạt động gì được triển khai về VPA, nhưng hoàn thành việc ký kết tạo ra cơ hội rất lớn cho việc tạo ra hình ảnh của ngành gỗ Việt Nam, đây là cơ hội cho ngành gỗ Việt trong việc mở rộng thị trường hiện tại và trong tương lại. Thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đang trong quá trình mở rộng và nhu cầu sử dụng sản phẩm gỗ của các nước, trong đó có Việt Nam là rất lớn. Thị trường Nhật Bản đang có các chính sách thay đổi, trong đó, chính sách thay đổi quan trọng nhất đó là chính sách về năng lượng. Sau sự cố điện hạt nhân xảy ra, người Nhật ưu tiên sử dụng năng lượng tái tạo, trong đó, có năng lượng từ nguồn nguyên liệu gỗ, trong đó có dăm gỗ. Hiện tại, Nhật Bản đang có nhu cầu rất lớn trong việc nhập khẩu nguồn nguyên liệu này để tạo năng lượng. Các doanh nghiệp Việt Nam đang xuất khẩu các sản phẩm nguyên liệu gỗ vào thị trường này rất lớn.
Thị trường Hàn Quốc tăng trưởng tương đối ổn định, có vẻ trong tương lai, xuất khẩu gỗ của Việt Nam sẽ đối mặt với một số khó khăn khi chính phủ Hàn Quốc học tập mô hình VPA của EU, điều này thể hiện trách nhiệm của chính phủ Hàn Quốc trong việc đảm bảo sản phẩm của họ tiêu thụ tại thị trường nội địa, bao gồm cả gỗ xuất, nhập khẩu của các nước vào thị trường của họ. Các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Hàn Quốc có tính ổn định rất cao và đang có xu hướng mở rộng hơn. Thị trường Trung Quốc năm vừa qua có biến động rất lớn, xuất khẩu gỗ và đồ gỗ sang Trung Quốc giảm, nhưng đây vẫn là một trong những thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam. Như vậy, việc mở rộng thị trường xuất khẩu của ngành gỗ Việt Nam tăng rất nhanh, và có lẽ sẽ đạt được kỳ vọng mà Chính phủ đưa ra. Và khi nói đến ngành gỗ Việt Nam, chúng ta đang nói đến một ngành có trên 5000 doanh nghiệp đang cố gắng đổi mới công nghệ, tăng năng suất, tăng đầu tư và hướng tới sự bền vững. Hiển nhiên, những lợi thế như nguồn nguyên liệu từ rừng trồng vẫn được đảm bảo, bên cạnh nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ EU và Mỹ cũng ổn định về giá cả và chất lượng. Về lao động, Việt Nam đang chuyển hướng giảm phụ thuộc vào lao động giá rẻ, và nâng cao tay nghề, kĩ năng cho người lao động hoạt động trong ngành, đáp ứng được yêu cầu về tăng năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Lao động không chỉ là đào tạo lao động công nhân tạo ra sản phẩm, mà còn là thiết kế mẫu mã, hiểu biết về thiết kế. Năng suất lao động trong ngành gỗ tại Ý cao hơn 500 lần lao động tại Việt Nam. Ngành công nghiệp gỗ xuất khẩu Ý thấp hơn Việt Nam nhưng rất mạnh ở khía cạnh gia tăng giá trị trong sản phẩm. Đó là lao động chất lượng cao, thiết kế mẫu mã, công nghệ, họ không bán sản phẩm riêng lẻ mà kinh doanh cả không gian nội thất.
Việt Nam đang hướng đến mô hình phát triển kiểu như vậy, và đầu tư vào lao động cần có chiến lược, và sự phối hợp giữa nhà nước và doanh nghiệp. Cùng lúc đó, các doanh nghiệp lớn đang đầu tư bài bản vào dây chuyền sản xuất hiện đại, công nghệ cao để tăng giá trị sản phẩm. Có rất nhiều khía cạnh cần phải quan tâm và nếu ngành gỗ muốn thay đổi mô hình tăng trưởng thì phải hướng đến vấn đề cốt lõi nhất đó là làm sao có thể tăng được năng suất trong ngành gỗ, năng suất là yếu tố đảm bảo sự cạnh tranh cho bất cứ một quốc gia nào. Để tăng năng suất, ngành gỗ Việt Nam có rất nhiều yếu tố cần phải thay đổi từ các yếu tố bên ngoài và các yếu tố nội tại doanh nghiệp và các yếu tố này phải kết hợp với nhau. Rõ ràng, có những yếu tố phải thay đổi nhanh và được ưu tiên như tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm. Hiện, các sản phẩm gỗ của Việt Nam chưa có thương hiệu, thương hiệu là vấn đề cực kỳ quan trọng, việc xây dựng thương hiệu đòi hỏi các cơ quan quản lý và doanh nghiệp phải phối hợp với nhau và có những thay đổi mang tính tổng thể.
Mạnh Hùng – GV108.
- Ngành gỗ: Chọn “chất” hay “lượng”?
- Dấu ấn ngành gỗ năm 2018: Năm của những sức bật nội tại
- Diễn đàn Ngành công nghiệp Chế biến gỗ với Thủ tướng Chính phủ (ngày 22/2/2019), công bố báo cáo thường niên ngành gỗ (21/2/2019)
- Thủ Tướng nguyễn Xuân Phúc: Việt nam Phải là Trung Tâm đồ gỗ Và nội Thất của Thế giới
- Nhiều lựa chọn về thị trường cho ngành gỗ Việt Nam
- Xuất khẩu lâm sản lập kỷ lục 9,3 tỷ USD năm 2018
- Ngành gỗ trước những bước ngoặt mới
- Trồng rừng có chất lượng : Bắt đầu từ khâu chọn giống
- Bắc Mỹ: Nhập khẩu ván ép và veneer theo hướng ngược nhau
- Hoàn thiện sản phẩm gỗ: Khoa học tạo ra sự phát triển
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu