Nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Đông Nam Á tăng 48,8% về trị giá trong năm 2021
Trong năm 2021, nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ khu vực Đông Nam Á đạt 960,33 nghìn m3, với trị giá 338,28 triệu USD, tăng 5,1% về lượng và tăng 48,8% về trị giá so với năm 2020.
Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ khu vực Đông Nam Á về Việt Nam trong tháng 12/2021 đạt 87,0 nghìn m3, với trị giá 29,68 triệu USD, giảm 39,9% về lượng và giảm 55,4% về trị giá so với tháng 11/2021; giảm 18,2% về lượng, nhưng tăng 1,7% về trị giá so với tháng 12/2020. Tính chung trong năm 2021, nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ khu vực Đông Nam Á đạt 960,33 nghìn m3 , với trị giá 338,28 triệu USD, tăng 5,1% về lượng và tăng 48,8% về trị giá so với năm 2020.
Về mặt hàng, năm 2021, nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Đông Nam Á về Việt Nam tăng chủ yếu là do nhập khẩu gỗ xẻ tăng mạnh và là mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất từ khu vực này. Ngược lại, nhập khẩu các mặt hàng ván sợi, ván dăm, gỗ tròn từ khu vực Đông Nam Á lại giảm.
Về thị trường, năm 2021, nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ khu vực Đông Nam Á tăng chủ yếu là do nhập khẩu từ thị trường Campuchia và Lào tăng; đặc biệt là thị trường Lào tăng mạnh, chiếm tới 269,3% tổng lượng tăng nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ khu vực này. Ngược lại, nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ các thị trường khác như Thái Lan, Malaysia, Indonesia giảm so với năm 2020.
Nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ các nướ Đông Nam Á tăng trong năm 2021, Ảnh minh họa, Nguồn Gỗ Việt
Một số tổ chức môi trường quốc tế đánh giá Campuchia là một trong những quốc gia có hệ thống quản trị rừng yếu kém. Tuy Chính phủ Campuchia cấm xuất khẩu gỗ chưa qua chế biến, nhưng hiện đang tồn tại các “cơ chế đặc biệt” cho phép một số doanh nghiệp ở quốc gia này tiếp tục xuất khẩu. Một số tổ chức môi trường cho biết cơ chế này đang bị lạm dụng.
Việc duy trì luồng cung gỗ tự nhiên từ Campuchia và Lào tiềm ẩn rủi ro rất lớn cho ngành gỗ Việt Nam. Rủi ro này hiện nghiêm trọng đặc biệt trong bối cảnh ngành gỗ Việt Nam cam kết với EU về loại bỏ gỗ bất hợp pháp ra khỏi chuỗi cung và việc Mỹ đang điều tra ngành gỗ Việt Nam dựa trên cáo buộc Việt Nam nhập khẩu và sử dụng gỗ bất hợp pháp. Để thực hiện cam kết theo VPA và để giảm rủi ro cho ngành đặc biệt trong xuất khẩu, Việt Nam cần có những đánh giá chi tiết về thực trạng của nguồn cung này, đặc biệt về khía cạnh tính hợp pháp của gỗ nhập khẩu. Kiểm soát chặt nguồn cung nhập khẩu này theo tinh thần của Nghị định 102 là rất quan trọng nhằm giảm rủi ro.
Cụ thể, khi nhập khẩu gỗ từ hai quốc gia này, các doanh nghiệp nhập khẩu cần tuân thủ nghiêm việc bổ sung tài liệu nhằm minh chứng cho tính hợp pháp của gỗ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần thực hiện đánh giá rủi ro, dựa trên đó đưa ra các cơ chế giảm thiểu rủi ro trong khâu nhập khẩu.
Gỗ Việt
- Brazil là thị trường cung cấp gỗ thông lớn nhất cho Việt Nam
- Na Uy kiểm tra các loại bao bì bằng gỗ trong các lô hàng nhập khẩu
- Thị phần đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Canada tăng
- Thế giới chi kỷ lục 500 tỷ USD mua đồ gỗ nội thất, Việt Nam xuất được bao nhiêu?
- Năm 2022, doanh thu đồ nội thất toàn cầu dự kiến vượt 500 tỷ USD
- Giá gỗ xẻ mềm bắt đầu tăng vào đầu năm 2022
- Malaysia đặt mục tiêu xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong năm 2022 đạt 5,7 tỷ USD
- Ngành nội thất Thổ Nhĩ Kỳ đặt mục tiêu xuất khẩu 6 tỷ USD vào năm 2022
- Thị trường đồ nội thất tùy chỉnh của Trung Quốc dự kiến đạt 473 tỷ NDT vào năm 2022
- 11 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Trung Quốc đạt 23,2 tỷ USD
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu