Thụy Sĩ giúp Doanh nghiệp gỗ Bình Dương phát triển bền vững
Dự án Phát triển Doanh nghiệp Bền vững (SCORE) là chương trình hỗ trợ Doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh một cách bền vững được Ủy ban Quốc gia về các vấn đề kinh tế Thụy Sỹ (SECO) và Cơ quan Hợp tác Phát triển Na-Uy (NORAD) tài trợ. Tại Việt Nam dự án SCORE do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Tp. HCM (VCCI-HCM) và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) phối hợp triển khai thông qua sự hỗ trợ của các đối tác địa phương, hiệp hội ngành nghề.
Những kết quả tích cực
Score đã được triển khai từ năm 2012 tại TPHCM. Đồng Nai...và Bình Dương. Số DN được hỗ trợ từ dự án này là gần 180 DN, tập trung vào một số ngành hàng chế biến gỗ, may mặc, cơ khí và thủ công mỹ nghệ. Thông qua triển khai dự án SCORE tại các DN, đã có hơn 70.000 lao động được tiếp cận phương pháp tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng và nâng cao năng suất lao động, đem lại nguồn lợi đáng kể cho các DN.Trong đó thông qua Hiệp hội chế biến gỗ Bình Dương(Bifa), các DN gỗ Bình Dương đã có những thay đổi rất tích cực
Ghi nhận kết quả triển khai Score tại Công ty Tiến Hưng, năng suất lao động của nhiều khâu sản xuất của công ty đã tăng từ 10- 50%, tỉ lệ lỗi sản phẩm trung bình năm 2018 giảm 63%. Có thể thống kê thêm những hiệu quả mà Score đem lại cho cộng đồng DN gỗ Bình Dương. Cụ thể, khi tham gia dự án SCORE, Công ty gỗ Hiệp Long (TX.Dĩ An) đã tăng năng suất lao động lên 20%, giảm tỷ lệ tăng ca 30%; Công ty Nguyễn Thanh (TX. Thuận An) năng suất lao động tăng 27%, tiết kiệm 50.000 USD mỗi năm; Công ty nội thất Tường Văn (TX.Thuận An) chi phí vận chuyển phôi giảm 44%, tiết kiệm 52.000 USD/năm
Ông Boris Zürcher, Quốc vụ khanh Thụy Sĩ nhận xét, Score nhắm đến đối tượng là các DN vừa và nhỏ. Chương trình cải tiến của Score không quá phức tạp, chủ yếu sắp xếp lại bộ máy tổ chức nhân sự, bộ máy sản xuất một cách khoa học nhằm tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Ngành gỗ Bình Dương đã có những bước phát triển tích cực, tăng trưởng đều qua các năm việc dự án Score đang được triển khai rộng rãi tại các DN gỗ sẽ góp phần đáng kể nâng cao năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh của gỗ Bình Dương trên thị trường xuất khẩu
Không cải tiến là thua
Theo ông Nguyễn Lê Nhật Thanh, điều phối viên Score Việt Nam, chương trình của Score chủ yếu giúp các DN liên tục cải tiến, thay đổi kiểu tư duy sản xuất lạc hậu kém hiệu quả. Chương trình này dựa vào chủ yếu nền tảng 5s và Kaizen. 5s đó là :sàng lọc-sắp xếp - sạch sẽ - săn sóc - sẵn sàng. Kaizen đã có lịch sử hơn 50 năm và Toyota là công ty đầu tiên triển khai Kaizen. Trước kia, Kaizen chủ yếu được áp dụng trong các công ty sản xuất như Toyota, Canon, Honda… Sau đó, Kaizen được áp dụng rộng rãi trong mọi công ty thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau và hiện nay, hầu hết các công ty của Nhật đều đang thực hiện Kaizen.
Sản xuất gỗ tại Công ty gỗ Tiến Hưng
5 năm qua việc áp dụng 5s và Kaizen tại cộng đồng DN gỗ Bình Dương tương đối phổ biến và đem lại những lợi ích rất đáng kể. Ông Nguyễn Phi Hùng giám đốc công ty Tiến Hưng cho biết “Nhờ áp dụng các phương pháp của chương trình đào tạo SCORE, công ty Tiến Hưng đã triển khai các cải tiến một cách có hệ thống và bền vững. Những cải tiến này đã giúp công ty tiết kiệm chi phí, tăng năng suất lao động và giảm tỷ lệ sản phẩm lỗi.”
Theo ông Thanh từ năm 2018, dự kiến dự án SCORE sẽ được áp dụng ở các DN may mặc, cơ khí, thủ công mỹ nghệ, công nghiệp phụ trợ… đang hoạt động tại Bình Dương. Hiện dự án SCORE đang tập trung đào tạo 5 chuyên đề: Hợp tác tại nơi làm việc; quản lý chất lượng; sản xuất sạch hơn; quản trị nguồn nhân lực và an toàn vệ sinh lao động.
Ông Lê Phú Quốc-GĐ Cty gỗ Nam Huy cho biết ngành gỗ Bình Dương vừa tự cạnh tranh với nhau, vừa cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu do vậy việc cải tiến rất quan trọng. Dự án Score đã đem lại chuyển biến tích cực trong việc sản xuất kinh doanh của các DN gỗ. Ngoài lợi ích kinh tế mang lại(tiết kiệm năng lượng, chi phí sản xuất...) còn giúp bản thân các DN xây dựng văn hóa riêng cho mình. Trong kinh doanh, nền tảng văn hóa cũng là yếu tố quyết định thành bại.
Chủ tịch Hiệp hội chế biến gỗ tỉnh Bình Dương ông Điền Quang Hiệp nhận xét: “Chương trình SCORE là chương trình đào tạo hiệu quả nhất mà hiệp hội đã cung cấp cho các hội viên. Chương trình này đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển của ngành chế biến gỗ tỉnh Bình Dương.” Từ nay đến năm 2021 chương trình SCORE sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các đối trong nước để mở rộng hỗ trợ đến nhiều doanh nghiệp hơn và phổ biến rộng rãi các thực hành quản lý doanh nghiệp hiệu quả.
Phùng Hiếu- GV
- Đề án Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng: Niềm tin của Thủ tướng Chính phủ.
- Doanh nghiệp ngành gỗ cao su: Những thách thức từ nguồn nguyên liệu
- Phát triển từ nguyên liệu gỗ rừng trồng
- Gỗ sồi biến tính nhiệt (TMT) mang tới những cơ hội mới
- Đẩy mạnh quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng (FSC) tại Thanh Hóa
- Xây dựng thương hiệu ngành gỗ: Giá trị cốt lõi của ngành gỗ
- Ngành gỗ xuất khẩu: Bền, nhưng chưa vững
- 3.000ha rừng trồng đạt chứng chỉ FSC
- Để thu được nhiều hơn từ chuỗi giá trị ngành gỗ
- Trồng rừng gỗ lớn - đòn bẩy cho kinh tế lâm nghiệp Yên Bái
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu