TIN TỔNG HỢP GỖ VIỆT SỐ 101

28/06/2018 11:35
TIN TỔNG HỢP GỖ VIỆT SỐ 101

KỲ VỌNG TĂNG TRƯỞNG TỪ CPTPP
MYANMAR: TRUNG TÂM ĐÀO TẠO LÂM NGHIỆP KHU VỰC CHO MYANMAR
NHẬT BẢN: SỬ DỤNG GỖ CHO CÁC TÒA NHÀ CÔNG CỘNG
SỰ SUY GIẢM CỦA ĐỨC LÀM GIẢM NHU CẦU SÀN GỖ CHÂU ÂU
PERU: OSINFOR HƯỚNG TỚI TIÊU CHUẨN ISO

KỲ VỌNG TĂNG TRƯỞNG TỪ CPTPP
Trước sự phục hồi của nền kinh tế, nhất là sự tăng trưởng của thị trường bất động sản, cộng thêm với những hiệp định thương mại song phương và đa phương mà Việt Nam tham gia, nhiều chuyên gia nhận định, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2018 sẽ tăng trưởng tốt.
Đặc biệt, việc Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vừa được 11 quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam ký kết ngày 8/3/2018, được kỳ vọng sẽ giúp những ngành như dệt may, da giày, thủy sản và đồ gỗ được hưởng lợi.
Ông Lý Vĩnh Hùng, Giám đốc công ty Gỗ nội thất Lyprodan cho biết, doanh thu xuất khẩu của công ty sang thị trường trong khối CPTPP chỉ chiếm khoảng 10% trong toàn bộ giá trị xuất khẩu hàng năm. Rào cản lớn nhất chính hiện nay là thuế nhập khẩu sản phẩm gỗ ở các thị trường này vẫn còn cao, trên dưới 12%. Tuy nhiên, với việc Hiệp định CPTPP được ký kết, doanh nghiệp kỳ vọng doanh thu xuất khẩu vào khối này trong tương lai sẽ tăng 2 - 3 lần.
“Khi CPTPP có hiệu lực, không những thuế xuất khẩu vào các thị trường này giảm, mà nguyên liệu nhập từ các thị trường đó cũng có giá thấp hơn hiện nay do hưởng ưu đãi thuế. Vì vậy, hiệp định này mang lại lợi ích lớn cho những doanh nghiệp đồ gỗ”, ông Hùng nói.
Để tận dụng cơ hội từ Hiệp định CPTPP, nhiều doanh nghiệp ngành gỗ Việt Nam đã chủ động tham gia các hội chợ đồ gỗ lớn trên thế giới, tiếp cận bạn hàng đến từ các nước trong khối CPTPP, thay đổi mẫu mã, kích thước sản phẩm linh hoạt, định mức giá phù hợp cho riêng từng thị trường để đẩy nhanh xuất khẩu khi có cơ hội.
Có thể nói, CPTPP như một cánh cửa mở ra cơ hội đưa đồ gỗ Việt đến10 nước trong CPTPP, nhất là các thị trường khó tính như Nhật Bản, canada, hay các thị trường mới như chile, Peru… Tuy nhiên, để tận dụng được cơ hội này, doanh nghiệp đồ gỗ Việt phải phải mở rộng sản xuất cả về lượng lẫn chất.
Theo ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ Việt Nam, điểm yếu của các doanh nghiệp trong ngành gỗ ở Việt Nam hiện nay là năng suất còn thấp so với nhiều nước sản xuất về đồ gỗ. Như vậy, muốn tận dụng được cơ hội từ CPTPP để tăng trưởng mạnh hơn nữa, các doanh nghiệp phải đầu tư máy móc, thiết bị, công nghệ mới… có như vậy, doanh nghiệp mới có thể đáp ứng được yêu cầu từ các đơn hàng mới từ các thị trường khó tính. 
MYANMAR: TRUNG TÂM ĐÀO TẠO LÂM NGHIỆP KHU VỰC CHO MYANMAR
Tổ chức Hợp tác Rừng châu Á đã được chính thức ra mắt. Đây là một tổ chức khu vực liên chính phủ với mục đích tăng cường hợp tác rừng khu vực nhằm giải quyết tác động của biến đổi khí hậu. các quốc gia thành viên là Hàn Quốc, Bhutan, Brunei, campuchia, Indonesia, Kazakhstan, Lào, Mông cổ, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Đông Timor và Việt Nam.
Tổ chức hứa hẹn có gần 24 triệu uSD cho các dự án đến năm 2023. Tổng số 16,6 triệu uSD được dành cho các chương trình bao gồm trung tâm đào tạo và giáo giục khu vực ở Myanmar, phát triển các chương trình giáo dục và đào tạo, thành lập một trung tâm nghiên cứu di truyền rừng cho việc khôi phục các loài gỗ lớn ở campuchia, phục hồi và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn ở tỉnh Bình Dương, Việt Nam và phục hồi rừng ở thôn bản của Lào. 
NHẬT BẢN: SỬ DỤNG GỖ CHO CÁC TÒA NHÀ CÔNG CỘNG
Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản và Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch đã thông báo về tỷ lệ gỗ được sử dụng cho các tòa nhà công cộng được xây dựng trong năm tài chính 2016. Sau khi có luật năm 2010 thúc đẩy sử dụng gỗ cho tòa nhà công cộng có ít tầng hơn, khảo sát được thực hiện để xem bao nhiêu lượng gỗ được sử dụng cho các tòa nhà công cộng (thấp hơn ba tầng).
Kết quả sử dụng gỗ cho 97 công trình công cộng ít tầng là 43,3%, thấp hơn 14,4 điểm so với năm 2015. các tòa nhà bằng gỗ là 42, ít hơn 22 căn so với hơn năm 2015 nhưng các tòa nhà lớn có diện tích sàn 1.500 m2, tổng diện tích sàn bằng gỗ tăng gấp đôi so với năm 2015. Do đó, tổng mức sử dụng gỗ bao gồm cả sử dụng nội thất tăng 60%. các Bộ đang nghiên cứu lý do tại sao các tòa nhà không sử dụng gỗ.
Trong 97 tòa nhà công cộng với tổng diện tích sàn là 13,816 mét vuông, các căn hộ bằng gỗ là 42 với 7.282 mét vuông. Trong 55 căn còn lại, 35 căn hộ không thích hợp cho việc xây dựng bằng gỗ. Một số cần phải có cấu trúc với tải nặng với cần cẩu và một số sử dụng nhiều nước để làm sạch như phòng tắm được xây dựng bằng kính hoặc lưu trữ các máy chính xác. 


SỰ SUY GIẢM CỦA ĐỨC LÀM GIẢM NHU CẦU SÀN GỖ CHÂU ÂU
Một thông tin chi tiết về tình hình hiện tại của thị trường sàn gỗ Eu và tình hình kinh tế rộng lớn hơn ở các nước Eu được cung cấp trong báo cáo của cuộc họp vào ngày 4 tháng 4 năm 2018 của Hội đồng quản trị của Liên đoàn công nghiệp Parquet châu âu (FEP).
Theo báo cáo, so với cùng kỳ năm ngoái, kết quả tạm thời trong quý đầu tiên của năm 2018 cho thấy xu hướng tiêu dùng sàn gỗ châu âu tiếp tục tăng lên ích cực trong năm 2017, ngoại trừ Đức đang báo cáo giảm đáng kể. Báo cáo lưu ý rằng các dự án xây dựng mới là động lực chính của thị trường sàn gỗ ở châu âu, mặc dù đổi mới tạo ra hoạt động bổ sung đáng kể. Bên cạnh đó là khuyến cáo dù mùa đông dài và ẩm ướt ở châu âu, sự sẵn có của nguyên liệu không phải là một vấn đề quan trọng trong thời gian này. Điều này hàm ý vấn đề về nguồn cung đã giảm nhiệt do các ngành phụ thuộc rất nhiều vào gỗ sồi hiện chiếm khoảng 80% sản lượng. 
PERUOSINFOR HƯỚNG TỚI TIÊU CHUẨN ISO
Cơ quan giám sát tài nguyên rừng và động vật hoang dã (osinfor) đã khởi xướng một quy trình áp dụng các tiêu chuẩn quản lý quốc tế với sự hỗ trợ của cơ quan hợp tác phát triển Đức, GIZ. Nếu thành công thì osinfor có thể được công nhận theo tiêu chuẩn quản lý quốc tế ISo 9001 và ISo 27001. Điều này có nghĩa là osinfor sẽ trở thành tổ chức công 
Cộng đầu tiên trong lĩnh vực lâm nghiệp ở Peru có được chứng chỉ ISo. Việc công nhận ISo sẽ giúp osinfor tự tin cung cấp các thông tin thông qua Hệ thống Thông tin chung và Hệ thống Thông tin Địa lý, cả hai đều góp phần giải quyết việc khai thác gỗ bất hợp pháp. 

GỖ VIỆT số 101