Phát triển ngành gỗ bền vững: Nhà nước cần quan tâm tổng thể phát triển thị trường xuất khẩu và thị trường trong nước

28/05/2018 03:58
Phát triển ngành gỗ bền vững: Nhà nước cần quan tâm tổng thể phát triển thị trường xuất khẩu và thị trường trong nước

Hiện tại ngành gỗ Việt Nam đang có ý thức rất tốt về nguồn nguyên liệu bền vững, sử dụng nguồn nguyên liệu rừng trồng và gỗ nhập khẩu có nguồn gốc. Khi các tập đoàn lớn vào Việt Nam  đặt hàng và họ đòi hỏi sản phẩm đồ gỗ đáp ứng tính bền vững về nguồn gốc gỗ và Việt Nam đã đáp ứng được điều này đối với các sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu. Tuy nhiên việc đáp ứng mới chỉ cho mảng xuất khẩu và chỉ có đáp ứng được 50%, còn việc phục vụ cho thị trường nội địa thì sao? Việc đáp ứng đồ gỗ cho 90 triệu dân thì sao, đây là điều rất quan trọng. Đó là một trong những trăn trở của ông Võ Quang Hà – Công ty Cổ phần Tân Vĩnh Cửu - TAVICO.

Đối với TaVICO, việc phát triển doanh nghiệp hướng tới bền vững luôn là vấn đề trăn trở, việc phát triển theo hướng này thì chia sẻ với ai, hay tự làm thì làm được bao nhiêu? Khi nói tới bền vững còn là vấn đề tư duy. Tuy duy là vấn đề quan trọng và giá trị thật của nó mang lại là gì? Vấn đề tư duy không chỉ đối với người làm kinh doanh mà còn cả đối với người ra chính sách. Xu hướng của thế giới hướng tới nguồn gốc gỗ hợp pháp. Vấn đề đầu tiên là phải  hiểu thế nào là phát triền bền vững, người cần hiểu là những người xây dựng chính sách, người xây dựng chính sách không những có tư duy đúng mà còn giúp cho người làm kinh doanh thực hiện có hiệu quả tư duy đúng đó. 


Việc thay đổi về tư duy cần có thời gian, nhưng bản thân người xây dựng chính sách họ có thay đổi không lại là vấn đề khác. Để thay đổi tư duy cho các DN kinh doanh, một ví dụ như đối với Trung Quốc việc chia sẻ thông tin của họ rất tốt. Nhưng đối với DN Việt Nam lại có một độ “lì” nhất định. Trong khi đó, các Hiệp hội chưa tạo ra kết nối đủ vững mạnh. Việc tạo ra kết nối và cách thức mua bán là các hoạt động này diễn ra hàng ngày và các DN có nhu cầu tập trung là rất lớn. 
Dưới góc nhìn của cả chuỗi trong chế biến gỗ nhìn cả ở gốc độ xuất khẩu và thị trường trong nước. Hàng Việt Nam làm ra cho người Việt dùng sẽ mang lại lợi ích rất nhiều và tốt hơn cho người nước ngoài dùng. Việc xuất khẩu đồ gỗ cho nước ngoài phần nào đang tận dụng lợi thế nhân công giá rẻ của Việt Nam và giá trị và lợi ích mang lại cho người Việt là không trọn vẹn. 
Đối với thị trường nội địa, chưa có một con số thống kê cụ thể, chưa có chính sách định hướng, hoặc quy hoạch cho vấn đề này. Chưa ai nói rõ được về thị trường trong nước sẽ phát triển thế nào và nó hiện mang nặng tính truyền thống.


TaVICO hiện tại cung cấp  gỗ cho thị trường nội địa với lượng khá lớn ngoài các nhà máy xuất khẩu. Ở Việt Nam hiện tại đang có vấn đề, hiểu như thế nào là bền vững? Đây là quan điểm và nhìn nhận của mỗi người, nhưng trong ngành gỗ có bao nhiêu doanh nghiệp vừa có tư duy vừa kiếm tiền vừa tạo ra cho xã hội bền vững? Con số này rất ít. 

Nhưng  một số doanh nghiệp đang làm hàng xuất khẩu  không muốn tiếp cận thị trường nội địa bởi đơn hàng tại thị trường nội địa quá bé, hơn nữa phải xây dựng hệ thống bán hàng rất cực, trong khi xuất khẩu có đầu ra rồi chỉ phải lo sản xuất. Khi so sánh giá sản phẩm giữa bán xuất khẩu và bán cho nội địa, thì giá bán sản phẩm ra thị trường nội địa có mức giá tốt hơn so với giá bán xuất khẩu. 
Các cơ quan quản lý nhà nước cần nhìn bức tranh ngành gỗ một cách đầy đủ hơn, không chỉ đối với xuất khẩu mà cả đối với thị trường nội địa. Đối với thị trường nội địa thì nên tạo ra các nhân tố, những nhân tố thực sự mong muốn để tạo ra sự bền vững cho ngành, các nhân tố này cần nhân rộng ở từng vùng lên. Đối với các nhân tố này họ cần ở Nhà nước ở việc tạo điều kiện về vấn đề đất đai để họ đủ cơ sở tạo nên mô hình phát triển bền vững. Các nhân tố này phải là những người thực sự có tâm huyết. 
GỖ VIỆT số 100
VŨ HUY