CÁC NƯỚC CHÂU PHI: đã cấm khai thác gỗ
Kenya đã ngừng khai thác gỗ tại tất cả các khu rừng trong ba tháng tới vì mực nước ở các con sông lớn tiếp tục giảm ở mức báo động. Nhiều nước châu Phi đã ban hành chính sách cấm xuất khẩu gỗ để bảo vệ rừng hoặc tăng cường ngành sản xuất gỗ nội địa. Theo Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), dưới đây là một số quốc gia đi đầu trong việc cấm xuất khẩu gỗ, phạm vi sản phẩm của lệnh cấm và thực trạng lệnh cấm hiện nay.
1. BỜ BIỂN NGÀ
Rừng chiếm khoảng 30% diện tích đất của Bờ Biển Ngà. Trong những năm 1960 và 1970, ngành lâm nghiệp có tầm quan trọng lớn đối với kinh tế đất nước này.
Tuy nhiên, tài nguyên rừng của quốc gia này đã bị ảnh hưởng nặng nề do khai thác gỗ trong vòng 50 năm qua, và chỉ có 2% diện tích rừng là rừng nguyên sinh. Đã có sự khai thác gỗ bất hợp pháp quy mô lớn trong nước, và buôn bán gỗ bất hợp pháp đã đem lại nguồn tài chính cho các nhóm vũ trang trong cuộc nội chiến.
2. GABON
85% diện tích đất của quốc gia này được bao phủ bởi các khu rừng, con số đã không thay đổi trong 20 năm qua. Tuy nhiên, diện tích rừng nguyên sinh đã giảm và ước tính hiện nay chỉ chiếm hơn một nửa diện tích rừng.
Rừng của Gabon hoàn toàn thuộc sở hữu của Nhà nước, và khoảng 1/2 số rừng của quốc gia này được phân bổ cho sản xuất. Trước khi có lệnh cấm xuất khẩu gỗ, Gabon là nhà cung cấp gỗ chính của Châu Phi cho Trung Quốc. Từ khi quốc gia này quyết định cấm xuất khẩu gỗ tròn nhằm thúc đẩy chế biến trong nước, đã ảnh hưởng trực tiếp đến kim ngạch xuất khẩu sang Châu Á.
3. GHANA
Rừng chiếm khoảng 1/5 diện tích đất của Ghana. Ngành lâm nghiệp đóng vai trò quan trọng, nhưng đóng góp của rừng vào nền kinh tế của đất nước đang giảm.
Ghana có một tỷ lệ mất rừng cao (hơn 2%) trong hai thập kỷ qua, và ước tính về độ cân bằng gỗ cho thấy rằng lượng gỗ tiêu thụ vượt quá mức khai thác bền vững. Hiện tại quốc gia này đang áp dụng hệ thống theo dõi gỗ quốc gia để kiểm soát, xác minh và cấp giấy phép gỗ hợp pháp.
4. MADAGASCAR
Khoảng 20% diện tích đất của quốc gia này được sử dụng trồng rừng, chỉ dưới ¼ là rừng nguyên sinh. Nước này đã có tỷ lệ phá rừng cao trong vài thập kỷ qua. Trong giai đoạn 1990-2015, tỷ lệ phá rừng trung bình hàng năm là 0,4%.
Gần 40% diện tích rừng còn lại của Madagascar được chỉ định là các khu vực được bảo vệ. Mặc dù có một nghị định cấm tất cả hoạt động thu hoạch và xuất khẩu gỗ quý, song các lô gỗ vẫn tiếp tục được chuyển đi một cách bất hợp pháp.
5. MOZAMBIQUE
Nước này là một trong các quốc gia có tỷ lệ phá rừng cao nhất của Châu Phi cùng với Zambia. Khoảng 50% diện tích đất của nước này là rừng. Quốc gia này không còn rừng nguyên sinh. Tỷ lệ phá rừng năm 2010-2015 là 0,5%.
Việc khai thác gỗ bất hợp pháp diễn ra phổ biến ở nước này. Năm 2013, ước tính gần 1/2 lượng gỗ xuất khẩu của quốc gia này sang Trung Quốc là bất hợp pháp. Việc buôn lậu gỗ bất hợp pháp giữa Mozambique và Tanzania cũng là một vấn đề.
Năm 2012, hai nước ký một bản ghi nhớ nhằm cải thiện việc quản lý các nguồn tài nguyên rừng và động vật hoang dã, bao gồm thông qua cải thiện việc phối hợp thực thi pháp luật nhằm giảm thiểu hoạt động buôn bán gỗ trái phép.
6. NIGERIA
Gần 10% diện tích đất của quốc gia này được rừng bao phủ và chỉ còn lại 20.000 ha rừng nguyên sinh. Quốc gia này có tỷ lệ phá rừng cao; trong khoảng thời gian từ năm 2010 – 2015, tỷ lệ này hàng năm là 5%.
Mặc dù Bộ Môi trường Liên bang đã thừa nhận rằng đất nước này đang phải đối mặt với nạn phá rừng nghiêm trọng nếu không kiểm soát được cách thức và kiểu cắt và xuất khẩu gỗ sang các nước khác, quốc gia này đã tham gia vào các hoạt động cấm xuất khẩu gỗ.
7. CAMEROON
Hơn 40% đất nước Cameroon được bao phủ bởi rừng mưa nhiệt đới rậm rạp, diện tích này đóng vai trò quan trọng đối với hệ sinh thái rừng lưu vực của Congo. Tỉ lệ phá rừng bình quản một năm là hơn 1% trong giai đoạn 2010 - 2015. Khai thác gỗ trái phép từ lâu đã được xem là một vấn đề đáng nói ở quốc gia này. Chính phủ đã thực hiện một số biện pháp để hạn chế hoạt động bất hợp pháp trong ngành.
8. GAMBIA
Năm 2016, quốc gia này đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu gỗ sau nhiều năm bị cáo buộc từ nước Senegal láng giềng rằng quốc gia này đang hưởng lợi từ việc khai thác gỗ bất hợp pháp trên đường biên giới hai nước. Những người khai thác gỗ ở Gambia từ lâu đã được hưởng lợi từ việc giám sát lỏng lẻo khu rừng Casamance ở phía Nam của Senegal nhằm khai thác gỗ cẩm lai có giá trị qua biên giới trước khi xuất khẩu gỗ tròn sang Trung Quốc. Lệnh cấm nhập khẩu gỗ vào nước này đang được thực hiện sau một sắc lệnh của tổng thống về vấn đề này.
9. ZAMBIA
Quốc gia này đã cấm xuất khẩu gỗ tròn đối với tất cả các loài và hiện giờ nước này chỉ cấp giấy phép xuất khẩu cho gỗ gia công hoặc gỗ xẻ nhằm thúc đẩy ngành sản xuất gỗ của cả nước. Trước khi có lệnh cấm khai thác gỗ, người khai thác cần giấy phép chặt cây, xác định địa điểm, loài cây và các khoản phí ước tính phải trả cho cơ quan có thẩm quyền. Theo ước tính của Cục Lâm nghiệp Zambia, có khoảng 250.000 đến 300.000 ha rừng bị khai thác mỗi năm. Từ năm 2001-2014, Zambia đã mất hơn một triệu ha - một diện tích rừng gần bằng quy mô của Lebanon.
10. KENYA
8% diện tích đất của Kenya là rừng. Độ che phủ rừng đã tăng lên từ năm 2000; với tỷ lệ tăng hàng năm là 1,9% trong thập kỷ từ năm 2000-2010, và 0,9% trong 5 năm tiếp theo. Việc khai thác gỗ trái phép khá phổ biến trên cả nước, bao gồm cả gỗ và củi. Vào năm 2015, Kenya cùng với Tanzania, Uganda, Mozambique và Madagascar đã ra tuyên bố chung cam kết tăng cường hợp tác nhằm giải quyết vấn đề buôn bán gỗ bất hợp pháp trong khu vực.
- HỘI THẢO NGÀNH GỖ THẾ GIỚI: Vai trò của gỗ trong thiết kế và xây dựng
- Gỗ Sồi biến đổi nhiệt tại hội chợ quốc tế đồ gỗ và nội thất Singapore (iFFS) - tháng 3/2018
- Vương quốc Anh: Nhà máy axetylat gỗ tricoya đầu tiên trên thế giới khởi công
- NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ, CHÉ TẠO THIẾT BỊ TỰ ĐỘNG PHÂN LOẠI VÁN GỖ THANH THEO ĐỘ ẨM
- Thị trường thuận lợi: xuất khẩu lâm sản năm 2018 có thể đạt 9 tỉ USD
- TIN TỔNG HỢP GỖ VIỆT SỐ 96
- TIN TỔNG HỢP GỖ VIỆT SỐ 95
- TIN TỔNG HỢP GỖ VIỆT SỐ 94
- Gỗ cứng biến đổi nhiệt TMT: Đã phổ biến chiếm được thị phần
- Hội nghị AHEC lần thứ 22 tại Châu Á
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh