Hội nghị AHEC lần thứ 22 tại Châu Á

15/10/2017 15:37
Hội nghị AHEC lần thứ 22 tại Châu Á

Với 100 thành viên AHEC và nhân viên địa phương có mặt tại hội nghị thường niên, cùng 600 đại biểu đến từ các ngành gỗ địa phương, chưa kể đến 200 đơn đăng ký tham dự nhưng không thể được bố trí chỗ ở, hội nghị này được xem như là một trong những hội nghị tốt nhất từ trước tới nay. Sự kiện kéo dài hai ngày bao gồm một chuyến đi thăm nhà máy và thăm chợ gỗ địa phương, buổi tiếp đón các cơ quan báo chí nước ngoài và địa phương theo thông lệ, bảng điều khiển thị trường, chương trình đầy đủ gồm các diễn giả chủ chốt và cuối cùng là phần trưng bày các công ty thành viên của AHEC.

Không nghi ngờ gì nữa, đây là một trong các hội nghị quan trọng nhất, được hỗ trợ và có sự tham gia nhiệt tình nhất từ trước đến nay, và không ai có thể nhận thấy điều này tốt hơn ông John Chan - Giám đốc khu vực AHEC, và Giám đốc Yongjie Hu phụ trách kinh doanh khu vực châu Á của Allegheny Wood Products, cả hai đều đã tham dự mọi hội nghị AHEC tại châu Á từ hội nghị đầu tiên. AHEC đã đưa một nhóm đại biểu từ Washington DC bao gồm ông Michael Snow - Giám đốc điều hành, Anne Pennington – Giám đốc tài chính và Tripp Pryor - Giám đốc Chương trình Quốc tế. Giám đốc khu vực John Chan được Sharon Shek, Peggy Yu và Rita Mak hỗ trợ từ Hồng Kông. 
Các đại biểu cho rằng Trung Quốc đã trở thành và sẽ tiếp tục là thị trường xuất khẩu số một đối với gỗ cứng Hoa Kỳ, ít nhất trong thời gian sắp tới. Nhưng các thị trường châu Á khác trong ASEAN, như Việt Nam, cũng rất quan trọng đối sự tăng trưởng khối lượng xuất khẩu gỗ cứng Hoa Kỳ. Ông Michael Snow - Giám đốc điều hành của AHEC, đã giải thích với giới truyền thông và sau đó trong bài thuyết trình của mình, ông cho hay năm 2016 kim ngạch xuất khẩu gỗ cứng Hoa Kỳ sang Trung Quốc vượt quá xuất khẩu sang tất cả các thị trường khác trên thế giới. Trong đó 55% lượng gỗ vẫn được bán ở Mỹ, 23% lượng gỗ được vận chuyển sang Trung Quốc và 22% lượng gỗ còn lại xuất sang các thị trường khác. Đây là một chủ đề cũng được một số diễn giả đưa ra. Tại cuộc họp với các đơn vị truyền thông, Snow đã có bài phát biểu chi tiết về thành tích môi trường và sự phát triển của gỗ cứng Hoa Kỳ và ông đã giới thiệu về bản đồ tương tác mới được đưa ra nhằm tăng sản lượng khai thác và dữ liệu đốn hạ đối với bất kỳ loài nào tầm quốc gia, từng tiểu bang, ngay cả ở cấp hạt. Sau đó, ông đã chuyển sang các ứng dụng đồ nội thất và ngoại thất mới thông qua việc tăng cường đổi mới kỹ thuật trong các sản phẩm như gỗ dán tấm lớn (CLT) và gỗ đổi nhiệt (TMT) đang mở ra những thị trường mới thông qua cải thiện độ bền và độ chắc khoẻ. 

Vào ngày khai mạc, 50 đơn vị truyền thông châu Á tham dự cuộc họp báo đã lắng nghe bài phát từ Giám đốc Điều hành AHEC, Giám đốc Khu vực và Chủ tịch AHEC và lần đầu tiên được Giám đốc điều hành của Hiệp hội Gỗ cứng xẻ Hoa Kỳ (NHLA) Lorna Christie đã tham gia. Trích dẫn tuyên bố về thương hiệu của NHLA “Nền tảng mạnh, vươn tới toàn cầu” (Strong Roots, Global Reach), bà cho biết không có chủ đề nào tốt hơn đối với công việc của NHLA và niềm đam mê của các thành viên đối với gỗ cứng. Trong khi việc thực hiện các Quy tắc phân hạng của NHLA chi phối ngành này, bà đã nhận thấy vai trò của NHLA như là đơn vị cố vấn kinh doanh, giáo dục và các đại sứ đem đến hướng dẫn và sự kết nối liên tục. Trong một buổi họp báo trực tiếp Hỏi và Trả lời, các vấn đề chủ chốt tập trung vào những lợi thế và bất lợi của gỗ, chi phí gia tăng của quá trình TMT, đánh giá các thị trường trong tương lai và cách thức thúc đẩy gỗ cứng Hoa Kỳ từ vật liệu chế biến đồ nội thất đến ngoại thất. 
Sau đó, các nhà báo đã cùng với các thành viên của AHEC tham dự buổi thảo luận về thị trường Châu Á với các bài trình bày của Nguyễn Quốc Khánh (Hiệp hội thủ công mỹ nghệ và công nghiệp gỗ TPHCM). Ông mô tả các doanh nghiệp tư nhân chiếm 95% trong ngành đồ gỗ Việt Nam, xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản, trong đó Hoa Kỳ cung cấp 12% nguyên liệu gỗ, ngành đồ gỗ Việt Nam có một triệu nhân lực tham gia và ngày càng phụ thuộc vào gỗ nhập khẩu, trong đó có sự quan tâm ngày càng lớn đối với các quy định của pháp luật đối với gỗ hợp pháp và được chứng nhận (PEFC và FSC). Trả lời cho các câu hỏi về các thành viên tham dự hội thảo cho rằng nhu cầu về gỗ nhập khẩu của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng ít nhất trong vòng 5-10 năm nữa, cũng sẽ như Việt Nam, đặc biệt với sự hỗ trợ của chính phủ; Malaysia cần phải nắm lấy cơ hội các loài gỗ nhập khẩu, nhưng đối với câu hỏi “chúng ta sẽ ở đâu trong giai đoạn tiếp theo? Khi chi phí sản xuất của Trung Quốc tăng lên, đã có một sự đồng tình hiếm hoi với đề xuất về “đi sâu về nội địa”.

Hội nghị chính thức được khai mạc với lời phát biểu của ông William Verzani, Phó Giám đốc Phòng Thương mại Nông nghiệp Hoa Kỳ tại Quảng Châu, Chủ tịch AHEC Dave Bramlage và ông John Chan - Giám đốc khu vực của AHEC, tất cả đều nhấn mạnh tầm quan trọng sống còn của Trung Quốc đối với ngành gỗ cứng Hoa Kỳ, tiếp theo là Việt Nam. Ông Verzani đã tuyên bố rằng xuất khẩu gỗ của Hoa Kỳ chiếm 13% kim ngạch xuất khẩu nông sản Hoa Kỳ, tương ứng 25 tỷ USD. Trong một bài trình bày quan trọng với số liệu đến thời điểm hiện tại, Michael Snow cũng đưa ra hồ sơ về các thị trường gỗ cứng Hoa Kỳ trên khắp thế giới và một màn trình diễn ấn tượng về công trình của AHEC trong Đánh giá vòng đời (thông qua AHEPs), tài nguyên gỗ cứng Hoa Kỳ (thông qua Bản đồ tương tác trực tuyến) và sự phát triển của các ứng dụng bên ngoài (thông qua gỗ dán tấm lớn TMT và gỗ đổi nhiệt CLT). 
Ông Sun Jie, Chủ tịch hiệp hội nội thất Sơn Đông và Chủ tịch Tập đoàn Yantai Jisi, đã đưa đến cái nhìn tổng quan về ngành đồ gỗ địa phương trong thành phố mở rộng nhanh chóng này trên cả bốn lĩnh vực. Ông nói, trong số 4.500 doanh nghiệp đồ gỗ, có 553 doanh nghiệp là “đáng kể đến”. Ông đã cung cấp dữ liệu cho thấy sự tăng trưởng của ngành gỗ và đặc biệt là sự phát triển ấn tượng của một số mô hình đồ nội thất hiện đại lấy cảm hứng từ đồ gỗ Trung Quốc truyền thống có liên quan đến thị trường nội địa rộng lớn hiện nay. Giống như một số diễn giả khác, rõ ràng là có một xu hướng mạnh mẽ sử dụng đồ gỗ nội thất nguyên khối trong tầng lớp những người tiêu dùng giàu có của Trung Quốc. Do đó gỗ xẻ Hoa Kỳ đã có tầm quan trọng lớn từ năm 2010 khi các hạn chế về xuất khẩu gỗ tròn đã được ban hành tại Nga. Kết luận lại, ông Jie dự đoán sự tăng trưởng hơn nữa, đặc biệt là gỗ nguyên khối, chính sách gia tăng đối với các vấn đề môi trường và cuối cùng ông gợi ý cần chú trọng đến thương hiệu và đổi mới thiết kế. 

Ông Silas Chiow, Giám đốc SOM Trung Quốc, các kiến trúc sư chuyên nghiệp trong lĩnh vực thiết kế các tòa nhà cao tầng đã trình bày một số chi tiết mang tính khái niệm đối với bốn dự án lớn, trong đó gỗ được đưa vào trang bị cuối cùng để mang lại những tòa nhà cao tầng và bằng bê tông “đáp ứng nhu cầu của con người”. Nhưng Aaron Leri, Giám đốc Kinh doanh và marketing của tập đoàn AA tại Việt Nam đã trình bày chi tiết các lợi ích của gỗ cứng Hoa Kỳ trong thế giới kinh doanh, ký kết hợp đồng trang thiết bị khách sạn đầy khó khăn. Ông nói: “Chúng tôi không xây dựng, nhưng chúng tôi hoàn thành các tòa nhà bằng cách tìm giải pháp cho thách thức biến các kế hoạch của nhà thiết kế thành hiện thực. Phần lớn nguyên liệu mà công ty sử dụng ở 40 quốc gia là gỗ cứng Hoa Kỳ - loại gỗ này được lựa chọn “vì sự linh hoạt, độ tin cậy, tính khả dụng và giá cả cạnh tranh”. Ông cho hay Việt Nam thiếu nguồn nguyên liệu gỗ cứng tương tự, và 100% sản phẩm do AA sản xuất theo yêu cầu của khách hàng với thời gian giao hàng chặt chẽ, tính sẵn có và độ tin cậy của gỗ cứng Hoa Kỳ là những điểm rất quan trọng. Ông cũng nhấn mạnh rằng: “Chúng tôi cảm thấy thoải mái với các quy tắc phân hạng của NHLA, chúng rất cụ thể”. Bài trình bày của ông Leri được đánh giá cao vì nó đã lý giải quá trình biến các ý tưởng thiết kế thành hiện thực bằng cách sử dụng gỗ cứng Hoa Kỳ làm giải pháp nguyên liệu chính. 
Các bài thuyết trình sau đó cũng khá hấp dẫn, kết thúc là bài trình bày của ông Dana Spessert, Chánh Thanh tra của NHLA, ông đã giới thiệu về các Quy tắc Phân hạng của NHLA đối với gỗ cứng Hoa Kỳ. Trong những năm gần đây, Dana đã làm việc thường xuyên tại Châu Á và các slide trình bày của ông trở nên rõ ràng, dễ hiểu hơn mà các rào cản về ngôn ngữ và hệ thống đo lường phi mét đều quan trọng. NHLA và AHEC hợp tác chặt chẽ trong các thị trường xuất khẩu, trong đó việc phân hạng là một phần của chương trình. Các cuộc hội thảo về phân hạng của NHLA và các cuộc thảo luận tại chỗ với các hiệp hội và công ty có thể được tổ chức trong toàn khu vực. 

Chủ tịch Hiệp hội Ernie Koh đã bế mạc hội nghị chính thức với phần hỏi đáp ngắn gọn, sau đó đám đông tham gia xuất hiện trên bảng hiển thị 40 công ty do các thành viên AHEC và nhân viên địa phương và các đại lý của họ điều khiển. Kết thúc hội nghị, ông Mike Snow - Giám đốc điều hành AHEC cho biết sự nhiệt tình của tất cả các đại biểu đã ghi dấu ấn đáng nhớ và có tiềm năng đạt hiệu quả trong hội nghị năm nay. Hội nghị năm 2018 dự kiến sẽ được tổ chức vào cuối tháng 6/2018, ngày chính thức sẽ sớm được công bố. Các đại biểu từ khắp các nước Đông Nam Á đều được chào đón. 
GỖ VIỆT
Số đặc biệt.