Tin tức Gỗ Việt số 87
1: Cổ đông gỗ Trường Thành mất toàn bộ vốn góp
2: 4 TháCh Thức ngành gỗ trong thời gian tới
3: Indonesia: Tăng thu thuế lâm sản
4: PERU: Đa dạng Triển lãm Công nghệ Chế biến gỗ
5: ANH: Yêu cầu thay đổi Thị trường gỗ cứng
6: Myanmar: Đan Mạch Cấm gỗ Tếch Myanmar
CỔ ĐÔNG GỖ TRƯỜNG THÀNH MẤT TOÀN BỘ VỐN ĐÓNG GÓP
Theo báo cáo tài chính năm mới công bố, Công ty cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (Mã CK: TTF) tiếp tục ghi nhận kết quả thua lỗ trong quý cuối cùng của năm 2016 với lợi nhuận sau thuế ghi âm hơn 145 tỷ đồng. Doanh thu trong quý IV cũng sụt giảm chỉ bằng một phần ba cùng kỳ, đạt hơn 263 tỷ đồng.
Kết quả thua lỗ trong quý IV/2016 cũng là quý thứ ba liên tiếp Gỗ Trường Thành ghi nhận lỗ ròng. Lũy kế cả năm, doanh nghiệp này lỗ sau thuế hơn 1.629 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2015 lãi gần 205 tỷ đồng.
Khoản mục lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính tới cuối năm 2016 âm gần 1.768 tỷ đồng, tăng hơn 1.600 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Con số này cũng vượt quá vốn điều lệ công ty (1.446 tỷ đồng), khiến vốn chủ sở hữu của Gỗ Trường Thành ghi âm hơn 195 tỷ đồng. Điều này đồng nghĩa với các cổ đông đã mất toàn bộ vốn góp đầu tư vào công ty.
Tính đến hết năm 2016, tổng tài sản của công ty giảm hơn 1.000 tỷ đồng so với đầu năm còn 3.190 tỷ đồng. Trong đó, giá trị khoản mục nợ phải trả hơn 3.385 tỷ đồng, riêng khoản vay ngân hàng gần 1.000 tỷ đồng. Nếu báo cáo tài chính năm 2016 sau kiểm toán không có sự thay đổi giúp vốn chủ sở hữu quay lại số dương, cổ phiếu TTF của công ty đang giao dịch trên HOSE cũng sẽ bị hủy niêm yết theo quy định.
4 THÁCH THỨC NGHÀNH GỖ TRONG THỜI GIAN TỚI
Theo ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thị trường trong nước và xuất khẩu, ngành sản xuất chế biến gỗ có nhu cầu về mặt nguyên liệu trung bình từ 29 – 30 triệu m3 gỗ. Cùng với đó, ngành gỗ còn phải đảm bảo và tuân thủ những yêu cầu về gỗ hợp pháp từ các quốc gia nhập khẩu sản phẩm gỗ… Theo đó, sẽ có 4 thách thức mà các doanh nghiệp Việt Nam đang và sẽ phải đối mặt trong năm 2017 và thời gian tới về nguyên liệu gỗ trong quá trình sản xuất, chế biến, xuất khẩu.
Trong khi đó, các cơ sở chế biến các loại sản phẩm gỗ đang hoạt động khoảng trên 130 cơ sở sản xuất dăm mảnh và hơn 30 nhà máy sản xuất MDF, ván dăm, ván ép, ván ghép thanh.Thứ nhất, thách thức về thu mua nguyên liệu gỗ rừng trồng sẽ diễn ra gay gắt. Hiện nay Việt Nam có rất nhiều sản phẩm gỗ sử dụng gỗ rừng trồng trong nước, bao gồm dăm mảnh với nhu cầu khoảng 10 triệu m3 gỗ/năm; các loại ván nhân tạo (MDF, ván ghép thanh,…) cần 3 triệu m3 gỗ/năm; gỗ dùng cho xây dựng (gỗ cốp pha,…) cần 1 triệu m3 gỗ/năm… Với số lượng nhà máy sản xuất và chế biến nhiều như vậy thì chắc chắn sẽ dẫn tới việc cạnh tranh trong việc thu mua nguyên liệu giữa các cơ sở.
Thứ hai, thách thức về chất lượng gỗ rừng trồng trong nước. Đến nay, gỗ rừng trồng trong nước của Việt Nam có các hạn chế là gỗ chủ yếu có đường kính nhỏ. Bên cạnh đó, chất lượng cây gỗ như độ thon, phân cành sớm, giác dày, lõi đen, tỷ trọng thấp, chưa được cải thiện; năng suất tính trên 1 ha cho 1 chu kỳ chưa cao. Không những vậy, gỗ có đường kính lớn cần phải có thời gian và lộ trình thực hiện trong những năm tới… Các hạn chế đó sẽ tác động rất lớn đến chất lượng sản phẩm, giá thành sản phầm và sức cạnh tranh thấp.
Thứ ba là thách thức về gỗ có chứng chỉ rừng (FSC, PEFC). Đến nay, đối với gỗ rừng trồng, ở Việt Nam mới chỉ có khoảng 200.000 ha đã được cấp chứng chỉ FSC, chỉ chiếm 8% diện tích rừng trồng sản xuất của cả nước. Trong khi đó, yêu cầu trong các năm tới phải có 100% gỗ có chứng chỉ FSC và gỗ hợp pháp là một thách thức lớn đối với DN gỗ Việt Nam.
Thứ tư, thách thức về nguồn cung trong tương lai gần. Khối lượng gỗ của nguồn cung nêu trên chỉ tính cho năm 2016 với kim ngạch xuất khẩu dự kiến là 7 tỷ USD.
INDONESIA: TĂNG THUẾ THU LÂM SẢN
Bộ trưởng Môi trường và Rừng của Indonesia cho biết, bộ này đang lên kế hoạch tái khỏi động lại những tiêu chuẩn tái đền bù nhằm thu thuế từ các sản phẩm từ rừng. Bên cạnh đó, theo Putera Parthama, người phụ trách kế hoạch của bộ cho biết, thuế thu từ các sản phẩm khai thác từ rừng năm 2016 chỉ đạt mức 2,7 triệu Rp, giảm hơn 15% so với năm 2015. Ông Parthama đánh giá, một trong những nguyên nhân khiến thuế thu từ sản phẩm từ rừng giảm là do các tiêu chuẩn đánh giá kĩ thuật của Indonesia không thật sự chặt chẽ. Ngoài ra, giá gỗ tròn giảm mạnh, cũng khiến thuế lâm sản của Indonesia không đạt như mong đợi.
PERU: ĐA DẠNG TRIỂN LÃM CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN GỖ
Triển lãm công nghệ chế biến gỗ Fenafor Maderera của Peru sẽ được tổ chức từ ngày 2426/8, đây là một trong những sự kiện lớn nhất ở khu vực Mỹ La tinh về máy móc, công nghệ chế biến gỗ. Nó được coi là nơi giới thiệu những qui trình chế biến tân tiến và những công nghệ dành cho chế biến các sản phẩm mới. Theo các chuyên gia, triển lãm này sẽ tạo ra nhiều cơ hội giao thương khi nó tạo ra được rất nhiều mối liên kết về máy móc, trang thiết bị, nhà cung cấp, những dịch vụ của ngành chế biến gỗ.
Trong vài triển lãm gần đây, Fenafor đã thu hút được sự chú ý của các nhà phân phối lớn trên thế giới, như các công ty đến từ Đức, Argentina, Brazil, Colombia, Chile, Tây Ban Nha, Italia và cả Mỹ. Các công ty của Peru cũng có thế mạnh về việc chế tạo máy móc và cung cấp được các dây chuyền sản xuất hiện đại tới thế giới.
ANH: YÊU CẦU THAY ĐỔI THỊ TRƯỜNG GỖ CỨNG
Theo các báo cáo gần đây, thị trường tiêu thụ gỗ cứng ở Anh đã bị giảm sút một cách nghiêm trọng, và ngay lập tức, những yêu cầu cơ bản về việc cải thiện thị trường lập tức được phát đi với sự tham gia tối đa của những nhà cung cấp, nhà phân phối thứ cấp, các nhà thiết kế sản phẩm, các nhà sản xuất, nhà xây dựng, những nhà bán lẻ và cả những người điều tra nhu cầu tiêu dùng.
Các cuộc thảo luận đã chỉ ra, cần phải có sự hiểu biết kĩ lưỡng về các cơ hội giao thương, sức mua bán ở các thị trường có tính chuyên biệt, đồng thời cần phải thúc đẩy thị trường chính bằng cách đa dạng hóa sản phẩm gỗ cứng, cũng như nâng cao nhận thức của những người mua bán về đặc tính kĩ thuật của các loại gỗ cứng và các ưu điểm của nó trong chế biến sản phẩm gỗ.
Một trong những mục tiêu quan trọng là tìm kiếm các cơ hội liên kết với AHEC, một trong những nguồn cung gỗ cứng lớn nhất thế giới để tìm ra hướng đi mới cho thị trường gỗ cứng ở Anh.
MYANMAR: ĐAN MẠCH CẤM GỖ TẾCH MYANMAR
Ủy ban điều tra môi trường (EIA) vừa bày tỏ sự tán thành quyết định của Chính phủ Đan Mạch khi ban hành lệnh cấm đối với toàn bộ gỗ tếch do các công ty Đan Mạch khai thác ở Myanmar được lưu thông trên thị trường nước này. Theo EIA, họ có những bằng chứng chứng minh công ty Keflico của Đan Mạch đã làm trái các quy định của EUTR về quản lý và khai thác gỗ hợp pháp, và quyết định của Chính phủ Đan Mạch sẽ tạo ra tiền lệ cho các nước khác ở châu Âu ra phán quyết tương tự với Myanmar.
“Đan Mạch đã đi đầu trong việc ra các phán quyết cần thiết để ngăn chặn các hành vi khai thác và buôn bán gỗ tếch bất hợp pháp từ Myanmar trên thị trường châu Âu”, ông Peter Cooper, Giám đốc chiến lược của EIA nhận định, “với quyết định này, chúng tôi sẽ tiếp tục đề nghị các nước như Italia, Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha và Vương quốc Anh tiếp tục ra các phán quyết tương tự.
GỖ VIỆT số 87
- Bảo vệ không gian sinh tồn Tây Nguyên
- Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt nam năm 2017: Dự báo mức tăng trưởng chậm lại
- TIN TỔNG HỢP GỖ VIỆT SỐ 85
- AHEC thông Báo hội nghị các nước Đông Nam Á và Trung Hoa đại lục lần thứ 12 năm 2017 Diễn ra tại Thanh Đảo
- Tin tổng hợp GỖ VIỆT số 83
- Doanh nghiệp lo thiếu gỗ
- Tin tổng hợp GỖ VIỆT số 82
- Tin tổng hợp trong nước GỖ VIỆT số 82
- CHÂU ÂU: NHẬP KHẨU CHÂU ÂU THẤP HƠN DỰ KIẾN THÁNG 6 CUỐI NĂM 2016
- Tin tổng hợp GỖ VIỆT số 80
-
CIFF Quảng Châu – Diện mạo mới cho Gian hàng quốc tế - "IF" biến sự không chắc chắn thành chắc chắn
-
Xúc tiến thương mại và các kiến nghị từ VIFOREST
-
Liên kết quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng: Nhóm các chủ rừng quy mô nhỏ sẽ tăng mạnh
-
Phantom Hands và Adam Markowitz ra mắt bộ sưu tập 'REFRACTIONS' như một phần của BLR Hubba
-
VTV1 - Ngành gỗ thay đổi đáp ứng thị trường xuất khẩu