Bảo vệ không gian sinh tồn Tây Nguyên
Phát biểu trong cuộc họp với các tỉnh Tây Nguyên vào đầu tháng 3 này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đến quyết tâm đóng cửa rừng của Chính phủ là hoàn toàn chính xác.
Theo ông, Tây Nguyên phải phấn đấu trở thành cao nguyên trù phú về nông nghiệp hữu cơ, đa dạng về sinh thái, giàu có về vốn văn hóa. Chìa khóa cho sự vươn lên giàu có của Tây Nguyên là phát triển ngành chế biến nông, lâm nghiệp, dược liệu, theo hướng đề cao bản sắc, tính độc đáo trong chuỗi giá trị nông sản thế giới. Đồng thời Tây Nguyên phải là biểu tượng nổi bật của du lịch Việt Nam, mang đậm sắc thái huyền thoại và di sản của châu Á thế kỷ thứ 21.
Dù tiềm năng khai thác, chế biến gỗ của Tây Nguyên lớn, nhưng Thủ tướng nêu rõ, quyết tâm của Chính phủ là đóng cửa rừng tự nhiên. “Tôi tái khẳng định quyết tâm mạnh mẽ hơn nữa của Chính phủ, bảo vệ rừng chính là bảo vệ phần cốt lõi của an ninh, không chỉ an ninh của vùng được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương này, mà là an ninh của toàn Nam Trung Bộ, Tây Nam Bộ và cả nước. Tất nhiên, ai phá rừng tự nhiên, người đó vi phạm pháp luật và xử lý nghiêm mọi tổ chức và cá nhân vi phạm. Chúng ta phải nhận thức được rằng, bảo vệ rừng là bảo vệ không gian sinh tồn, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ sinh kế của người dân và không gian di sản của cha ông. Do vậy mọi hành vi phá rừng, khai thác lâm sản trái phép là tội ác”.
Trước đó thì sau chỉ đạo đóng cửa rừng của Thủ tướng vào tháng 6/2016, các Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn ở các tỉnh Tây Nguyên cho biết đã họp với các chuyên gia lâm nghiệp để rà soát các dự án liên quan đến rừng tự nhiên tại địa phương. Và các địa phương đều đánh giá, đây nỗ lực rất lớn của Chính phủ và Bộ NN&PTNT trong công tác bảo tồn rừng. Và các tổ chức quốc tế, các đơn vị quản lý rừng đều tán thành và rất đồng tình với chỉ đạo “đóng tất cả cửa rừng tự nhiên” của Thủ tướng Chính phủ”.
Về kế hoạch đóng cửa rừng ở Tây nguyên, Bộ NN&PTNT cũng đã triển khai kế hoạch đi kiểm tra đánh giá về máy móc, thiết bị, nhân lực của các doanh nghiệp lâm nghiệp. Và trong quý 3-2016 Chính phủ đã lập đoàn liên ngành để kiểm tra, đánh giá tác động của việc đóng cửa rừng, khả năng sắp xếp lại doanh nghiệp của các địa phương, cách xử lý lực lượng lao động dư thừa, máy móc, thiết bị, khả năng duy trì được không để có cái nhìn tổng quan và sát sao về kế hoạch này.
GỖ VIỆT số 87
- Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt nam năm 2017: Dự báo mức tăng trưởng chậm lại
- TIN TỔNG HỢP GỖ VIỆT SỐ 85
- AHEC thông Báo hội nghị các nước Đông Nam Á và Trung Hoa đại lục lần thứ 12 năm 2017 Diễn ra tại Thanh Đảo
- Tin tổng hợp GỖ VIỆT số 83
- Doanh nghiệp lo thiếu gỗ
- Tin tổng hợp GỖ VIỆT số 82
- Tin tổng hợp trong nước GỖ VIỆT số 82
- CHÂU ÂU: NHẬP KHẨU CHÂU ÂU THẤP HƠN DỰ KIẾN THÁNG 6 CUỐI NĂM 2016
- Tin tổng hợp GỖ VIỆT số 80
- Brexit và tác động tới ngành gỗ Việt Nam
-
Nhân rộng mô hình nhóm liên kết thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
-
TavicoHome và điểm nhấn Lễ hội mua sắm “New Year New Home”
-
Tập huấn phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ
-
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý gỗ xuất khẩu
-
Chứng chỉ FSC – 30 năm với hành trình bảo vệ rừng và đảm bảo giá trị xanh